Tăng cường kiểm soát ATVSTP thịt nhập khẩu
Trong tháng 8/2015, Cục Thú y đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu rà soát số lượng nhập khẩu và kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam, cụ thể như sau:
(1) Về số lượng nhập khẩu: Trong tháng 8/2015 cả nước đã nhập khẩu khoảng 11.000 tấn thịt gia súc và gia cầm, trong đó có khoảng 4.300 tấn thịt gà từ Hoa Kỳ. Như vậy, số lượng thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã giảm nhiều so với các tháng trước;
(2) Về kiểm soát các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (gồm có: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Salmonella, cảm quan, định tính dihydro sunphua - H2S, hàm lượng nitơ amoniac - NH3…): Các đơn vị đã tổ chức kiểm soát 100% lô hàng nhập khẩu đối với các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả là các lô hàng thịt nhập khẩu đều đạt yêu cầu theo quy định;
(3) Về kiểm soát các chất tồn dư kháng sinh, kim loại nặng và các chất cấm tạo nạc (gồm có: Chloramphenicol, Furaltadone, Sulfamethazine, Flumequine, Oxytetracycline, Chlotetracycline, Tetracycline, Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Cadimi…):
Trong tháng 8/2015, các đơn vị thuộc Cục Thú y đã xét nghiệm 88 mẫu thịt, với số lượng gần 1.000 chỉ tiêu chất tồn dư trong thịt nhập khẩu (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…) có nguồn gốc từ 39 nhà máy giết mổ của 8 quốc gia, trong đó có 54 mẫu thịt gà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
Kết quả chỉ phát hiện thấy có 1 mẫu thịt đùi gà đông lạnh từ Hoa Kỳ có hàm lượng chất kháng sinh Chlortetracycline là 65,76 phần tỷ, thấp hơn giới hạn cho phép (giới hạn cho phép là 200 phần tỷ);
(4) Về kiểm soát mầm bệnh cúm gia cầm đối với thịt gà từ Hoa Kỳ: Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức xét nghiệm 68 mẫu thịt gà và không phát hiện có virus cúm gia cầm trong thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Cục Thú y đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tăng cường lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và mầm bệnh cúm gia cầm đối với các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân trồng mía tại ĐBSCL đang rất phấn khởi do thu hoạch mía bán được giá cao hơn từ 200 - 300 đồng/kg so với hồi đầu vụ ép mía 2015 - 2016 (thời điểm tháng 9-2015) và tăng hơn bình quân khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.
Một trong những đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai là trà Phú Hội. Trà trồng trên vùng đất thuộc xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) dù nấu lá uống tươi hay uống trà đã sao, phơi khô cũng đều thơm ngon, đậm đà hơn hẳn trà ở nơi khác.
Thời gian qua, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động như: Nuôi gà công nghiệp, bò sữa, trồng rau màu, ổi không hạt, chanh bông tím...
Có thời điểm tin gỗ sưa đỏ “đắt như vàng” khiến cho những khu rừng ở Nam Đông (Thừa Thiên Huế) nhộn nhịp người kiếm tìm, lục lọi. Tuy cây sưa thưa dần trên những cánh rừng nguyên sinh nhưng loại cây được xem là quý hiếm này lại được trồng nhiều trong các mảnh vườn hộ gia đình.