Tăng cường kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa ba nhà
"Hiện nay, các loại nông sản thực phẩm từ các tỉnh, thành phố cung cấp cho Hà Nội đa số không có nguồn gốc rõ ràng, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao, ảnh hưởng tới sức khỏe, tới niềm tin của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm tốt của các địa phương lại chưa được người tiêu dùng Thủ đô biết tới.
Sở dĩ có tình trạng như vậy là do người sản xuất, doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố chưa có sự thông tin, kết nối giao thương chặt chẽ".
- Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường hiệu quả kết nối sản xuất – tiêu thụ nông sản giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh, thành phố” do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức đã khai mạc sáng 8.10 tại Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Toàn cảnh hội thảo.
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đang rất thiếu thông tin về sản phẩm an toàn và các sản phẩm đặc sản vùng miền, họ không biết mua các sản phẩm này ở đâu cho đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, tại Hà Nội và các tỉnh thành có rất nhiều cơ sở sản xuất, cửa hàng, siêu thị cung ứng các sản phẩm tốt, sản phẩm vùng miền đáp ứng vệ sinh ATTP song vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến.
Hội thảo "Tăng cường hiệu quả kết nối sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh, thành phố" chính là cơ hội để liên kết hợp tác giữa các tỉnh và Hà Nội trong công tác xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ KHKT.
Đồng thời tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản thực phẩm được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu về thị trường, thỏa thuận liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Một số hợp đồng được ký kết ngay cuối buổi hội thảo.
Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của 200 đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, nhà quản lý, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Bình, Vĩnh Long, Tiền Giang …
Có thể bạn quan tâm
Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.
Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.
Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.
Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.