Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản
Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.
Đây được xem là hoạt động không chỉ giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong việc đánh bắt và bảo vệ nguồn cá tự nhiên.
Theo ngành nông nghiệp thì để bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản, thời gian qua, ngành cũng đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là việc thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-UBND của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, nhằm giúp người dân hiểu rõ tác hại của việc sử dụng các loại này và nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, các hoạt động tuyên truyền cũng đã được chú ý như phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn về thực hiện tốt công tác bảo quản sử dụng vật liệu nổ cũng được quan tâm.
Qua đánh giá, sau khi được tuyên truyền tập huấn, vận động, nhiều tổ chức, cá nhân đã có sự chuyển biến trong nhận thức nên tình hình vi phạm giảm. Vì vậy, trong thời gian qua, toàn tỉnh không xảy ra các vi phạm và các tai nạn liên quan đến việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản.
Cùng với đó, để bảo vệ một số đối tượng thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng trên sông Sêrêpốk, ngành nông nghiệp cũng đã phối hợp với các địa phương như Chư Jút, Krông Nô tuyên truyền cho người dân tuyệt đối không được đánh bắt thủy sản trong thời gian cấm từ 1/6-30/8.
Theo UBND huyện Chư Jút thì do thời gian cấm khai thác vào mùa mưa, mực nước trên sông dâng cao, số lượng người tham gia khai thác thủy sản trên sông ít, nên thuận lợi cho công tác tuyên truyền và quản lý. Do đó, qua công tác thanh tra, kiểm tra, tình trạng vi phạm ít xảy ra.
Tuy nhiên, trước tình trạng nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là khu hệ cá đang ngày càng có xu hướng suy giảm thì rất cần sự chung tay, góp sức của người dân trong việc không đánh bắt cá quá nhỏ cũng như sử dụng các dụng cụ đánh bắt theo quy định.
Về phía ngành nông nghiệp cũng đang đề nghị Tổng cục thủy sản phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, điều tra, nghiên cứu, kiểm tra, kiểm soát và phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Thời gian tới, tỉnh dự kiến cũng sẽ thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.
Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.
Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.
Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.
Dù chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng thời tiết xấu kéo dài trong nhiều ngày qua đã khiến cho hàng loạt tàu đánh cá xa bờ tại miền Trung không thể ra khơi.