Liên kết sản xuất tiêu thụ vẫn hô hào

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Trong khi đó, việc kiểm soát sản phẩm gia cầm nhập khẩu, hàng rào kỹ thuật trong nước vẫn còn quá lỏng lẻo.
Liên kết sản xuất trong chăn nuôi, trong đó có gia cầm chủ trương đã có từ lâu, chính sách cũng nhiều, nhưng hiện chỉ có vài tập đoàn nước ngoài có làm được, còn lại chăn nuôi trong nước chưa làm nổi, vì sao?
- Liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ hiện có hình thức liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc tức người sản xuất bao luôn toàn bộ từ khâu làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thú y, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ… như công ty C.P, Dabaco, công ty Ba Huân…
Công ty Ba Huân nuôi gà lông trắng hiện nay giá thành có 22 nghìn đồng/kg, bán ra 27 nghìn đồng/kg, họ vẫn có lãi 5 nghìn đồng/kg đấy chứ, không thể lỗ được. Nhưng để làm được liên kết dọc thì tiềm lực doanh nghiệp phải đủ lớn.
Trong khi các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm của Việt Nam hiện nay hầu hết là nhỏ, yếu về tiềm lực trên tất cả mọi mặt nên muốn làm liên kết, chúng ta buộc phải tổ chức làm liên kết ngang. Nghĩa là mỗi anh từ làm nguyên liệu, chăn nuôi, giết mổ, bán sản phẩm phải ngồi được với nhau để cùng làm.
Chủ trương này đã có từ rất lâu, có cả chính sách cụ thể, nhưng đến nay số lượng mô hình liên kết gần như quá ít ỏi. Nguyên nhân theo tôi chủ yếu đang nằm ở khâu phân chia lợi nhuận giữa các khâu chưa hợp lý.
Điều này có lỗi ở cơ quan quản lý vĩ mô lâu nay chưa có một tổng kết nào để đưa ra mô hình phân chia lợi nhuận trong liên kết cho hợp lý, xem ông làm thức ăn lãi bao nhiêu; ông làm giống lãi bao nhiêu; ông chăn nuôi, giết mổ, đi bán trên thị trường lãi bao nhiêu thì chấp nhận được.
Bộ NN-PTNT, cụ thể là Cục Chăn nuôi cần phải tạo được mô hình liên kết, sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm cách làm để triển khai thì mới mong có thể nhân rộng ra được. Cái này thời gian qua chúng ta làm chưa tốt, chưa quyết liệt.
Dư luận thời gian qua cho rằng chúng ta để cho sản phẩm gia cầm nhập khẩu tràn vào quá nhanh, quá dễ. Theo ông có cách nào “hãm phanh” nhập khẩu để cứu cho sản xuất gia cầm trong nước?
- Hàng rào kỹ thuật hiện chúng ta đã có nhưng còn lỏng, phải xây dựng dâng cao lên nữa. Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phải có sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ như hội, hiệp hội liên quan tham gia, bởi họ là đại diện cho quyền lợi của hàng triệu hộ chăn nuôi gia cầm, hàng trăm doanh nghiệp trong ngành nên không thể để họ ngoài cuộc, để mấy ông quản lý Nhà nước đứng ra tự muốn làm gì thì làm.
Tôi nghe từ đầu năm đến nay nhập khẩu tới gần 70 nghìn tấn thịt gà mà cơ quan thú y chỉ lấy có 35 mẫu đi xét nghiệm, lại chỉ xét nghiệm có vài chỉ tiêu như Ecoli, Samonella thì sao gọi là chặt chẽ được?
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu tới gần 70 nghìn tấn thịt gà
Quy trình hàng rào kỹ thuật phải quy định rõ, bắt buộc một lô hàng bao nhiêu tấn thì phải lấy tối thiều bao nhiêu mẫu, xét nghiệm tối thiểu bao nhiêu chỉ tiêu. Các chỉ tiêu phải lấy thêm trong tiêu chuẩn bên y tế, như dư lượng kim loại nặng (sắt, thủy ngân, chì…) là bao nhiêu.
Cái này các nước họ đều có cả, chúng ta hoàn toàn xây dựng được ngay. Xây dựng rồi lại phải triển khai cho nghiêm, chứ xây dựng ra mà không giám sát cũng chẳng có nghĩa gì. Bên cạnh đó, hệ thống phòng thí nghiệm cần phải tập trung lại.
Tôi đi Mỹ, thấy mỗi bang họ chỉ có một phòng thí nghiệm, nhưng làm được tất tần tật, từ thú y, chăn nuôi, trồng trọt… ai cần làm thí nghiệm gì đều được tất.\ Còn chúng ta thì mỗi nơi một tí, Cục Thú y có, Cục Chăn nuôi cũng có, Viện Thú y, Viện Di truyền nông nghiệp…, rồi thì bên Bộ Khoa học Công nghệ đều có, nhưng chẳng phòng nào ra phòng nào, thành ra khi cần kiểm tra, xét nghiệm gì đó hết sức tốn kém, rắc rối.
Đùi gà người Việt Nam rất thích, nhưng gần như lại là “hàng thải” của Mỹ, khiến thời gian qua lượng đùi gà nhập khẩu về rất lớn. Có cách nào hạn chế nhập khẩu đùi gà từ Mỹ nữa không?
- Khẩu vị xưa nay của người Việt xem đùi là cái ngon lành nhất của con gà bởi chắc thịt. Tuy nhiên về mặt khoa học mà nói thì đùi chính là nơi tích lũy nhiều dư lượng kháng sinh không có lợi cho sức khỏe. Vì thế người Mỹ mới chọn ức, chứ họ không ăn đùi.
Cái này ngay đến người làm khoa học chuyên ngành chăn nuôi Việt Nam lâu nay không nhận ra, chứ chưa nói tới dân thường. Vì thế thời gian tới, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, công bố cho người tiêu dùng rõ về việc này để họ hạn chế ăn đùi gà nhập khẩu, đó cũng là cách làm hay.
Việc xác định tốt, xấu thế nào khi ăn đùi gà nhập khẩu có lẽ phải do cơ quan bên ngành y tế hoặc chuyên sâu về an toàn thực phẩm kiểm định, công bố để báo chí truyền thông vào cuộc.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, thì 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp nước ta đạt 3,31%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong năm vừa qua đạt 30,86 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực là đồ gỗ, cà phê, tiêu, điều và các loại rau quả.

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).