Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản

Tăng cường hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 29/07/2015

Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản, công tác quan trắc môi trường đóng góp lớn cho việc cung cấp thông tin diễn biến môi trường vùng nuôi, giúp chỉ đạo sản xuất và quản lý NTTS hiệu quả. Việc quan trắc môi trường trong NTTS góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tại các tỉnh miền Trung, công tác quan trắc môi trường đã được quan tâm đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế, do kinh phí hạn hẹp. Điển hình như tỉnh Quảng Nam có 300 triệu đồng/năm, bao gồm quan trắc mẫu bệnh và quan trắc môi trường; Phú Yên khoảng 135 triệu đồng/năm (45 triệu trả lương cho cán bộ quan trắc, 95 triệu cho kinh phí quan trắc và mua trang thiết bị); Thừa Thiên - Huế 120 triệu đồng/năm. Các tỉnh còn lại kinh phí khoảng 20 - 70 triệu đồng/năm. Đặc biệt, các tỉnh Tây Nguyên chưa được quan tâm đầu tư cho hoạt động quan trắc môi trường. Ngoài ra, cán bộ làm công tác quan trắc môi trường của các tỉnh không nhiều, chưa được đào tạo chuyên sâu.

Trước thực tế trên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, vai trò quan trắc môi trường rất quan trọng đối với NTTS, vì vậy, cần được thực hiện đồng bộ tại các địa phương trong cả nước và những vùng nuôi trọng điểm. Thời gian tới, các Sở NN&PTNT cần tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để các địa phương thực hiện quan trắc; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới cộng tác viên…


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận) Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận)

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

25/02/2015
Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

25/02/2015
Xuân Ất Mùi, Trò Chuyện Chủ Gia Trại Nuôi Dê Xuân Ất Mùi, Trò Chuyện Chủ Gia Trại Nuôi Dê

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

25/02/2015
“Vua Dê” Đất Trấn Biên “Vua Dê” Đất Trấn Biên

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.

25/02/2015
Thành Công Từ Thành Công Từ "Tiền Mua Kinh Nghiệm"

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

25/02/2015