Tăng cường hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản

Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản, công tác quan trắc môi trường đóng góp lớn cho việc cung cấp thông tin diễn biến môi trường vùng nuôi, giúp chỉ đạo sản xuất và quản lý NTTS hiệu quả. Việc quan trắc môi trường trong NTTS góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tại các tỉnh miền Trung, công tác quan trắc môi trường đã được quan tâm đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế, do kinh phí hạn hẹp. Điển hình như tỉnh Quảng Nam có 300 triệu đồng/năm, bao gồm quan trắc mẫu bệnh và quan trắc môi trường; Phú Yên khoảng 135 triệu đồng/năm (45 triệu trả lương cho cán bộ quan trắc, 95 triệu cho kinh phí quan trắc và mua trang thiết bị); Thừa Thiên - Huế 120 triệu đồng/năm. Các tỉnh còn lại kinh phí khoảng 20 - 70 triệu đồng/năm. Đặc biệt, các tỉnh Tây Nguyên chưa được quan tâm đầu tư cho hoạt động quan trắc môi trường. Ngoài ra, cán bộ làm công tác quan trắc môi trường của các tỉnh không nhiều, chưa được đào tạo chuyên sâu.
Trước thực tế trên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, vai trò quan trắc môi trường rất quan trọng đối với NTTS, vì vậy, cần được thực hiện đồng bộ tại các địa phương trong cả nước và những vùng nuôi trọng điểm. Thời gian tới, các Sở NN&PTNT cần tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để các địa phương thực hiện quan trắc; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng mạng lưới cộng tác viên…
Related news

1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 1 triệu đồng.

Nông nghiệp đang nổi lên là ngành rất "hot" trong năm qua và cả những năm sắp tới. Ngành nông nghiệp không bi quan với những nhà tiên phong sản xuất theo chuỗi.

Về xã biển Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định) hỏi thăm Cường “tôm” thì ai ai cũng biết. Anh là người đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng của xã và đã có cuộc sống giàu có từ mô hình này.

Nhằm hỗ trợ nông dân cải thiện thu nhập, Hội ND huyện đã phát động phong trào cải tạo vườn tạp; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế hộ, trong đó có mô hình nuôi ếch ở xã Long Thạnh.

Đến ấp 7, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) hỏi ông Danh Bình ai cũng biết, bởi ông nổi tiếng khắp vùng là một nông dân người dân tộc chịu thương chịu khó. Nhờ tính cần cù và năng động trong sản xuất, mỗi năm ông Bình thu lãi trên 300 triệu đồng.