Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Thủy Sản
Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn quận từ đầu năm đến nay hơn 524,9 ha, đạt 107,14% kế hoạch năm, nhưng giảm 41,32 ha so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng sản lượng thu hoạch thủy sản trên địa bàn đạt hơn 38.800 tấn, tăng hơn 1.675 tấn so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng cá tra đạt hơn 36.293 tấn, tăng hơn 937 tấn so với cùng kỳ. Diện tích nuôi thủy sản giảm so với cùng kỳ chủ yếu do có hơn 168 ha diện tích nuôi cá tra đang treo ao, tăng hơn 47 ha so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, hiện tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận là 392,1ha, đạt 107,42% kế hoạch năm, giảm 34,8 ha so với cùng kỳ; diện tích nuôi cá giống là 43,55 ha, đạt hơn 87% kế hoạch năm, giảm hơn 18% so với cùng kỳ. Riêng diện tích nuôi cá rô và một số loại cá khác đã tăng hơn 18 ha so với cùng kỳ năm trước, lên ở mức hơn 87 ha; số lồng bè nuôi cá (chủ yếu cá chim trắng) cũng tăng 22 cái so với cùng kỳ, lên ở mức 187 cái.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, những tháng còn lại của năm 2014 và thời gian tới sẽ tiếp tục quan tâm công tác khuyến ngư trên địa bàn và thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản và chủ động trong phát hiện, phòng chống bệnh trên thủy sản.
Đặc biệt, phòng sẽ phối hợp chặt cùng Chi cục Thủy sản thành phố và các đơn vị có liên quan, kịp thời triển khai các quy định mới của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá tra đến tất cả những hộ nuôi cá tra trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.
Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.
Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.
Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.
Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.