Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013
Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Tuy vậy vẫn còn nhiều cơ sở nuôi chưa đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, một số nơi phát triển không theo quy hoạch. Có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung ứng vật tư phục vụ nuôi tôm chân trắng, ngư dân khó lựa chọn được sản phẩm tốt. Dự báo vụ nuôi thứ 2 sẽ có nhiều khó khăn hơn vụ nuôi đầu.
Để chủ động đối phó với những khó khăn, bất lợi có thể xảy ra, Sở NN và PTNT đề nghị Phòng NN và PTNT 3 huyện ven biển (Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu) tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn có diện tích nuôi tôm chân trắng kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở nuôi tôm chân trắng, kiên quyết không cho những cơ sở không có đủ các điều kiện về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật theo Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT, các cơ sở tự ý chuyển đổi sản xuất được nuôi tôm chân trắng theo hình thức thâm canh.
Yêu cầu Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Phòng NN và PTNT các huyện ven biển tổ chức quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản xuất giống theo quy định của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và các văn bản sửa đổi, bổ sung; xây dựng các mô hình nuôi tôm chân trắng theo quy trình VietGAP. Chi cục Thú y tiếp tục thu và phân tích mẫu định kỳ để cảnh báo sớm về môi trường và dịch bệnh.
Thanh tra Sở NN và PTNT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong nuôi trồng thuỷ sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giống thủy sản, kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất dùng trong nuôi thủy sản, các quy định về quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi thủy sản. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm chân trắng vụ 2, đặc biệt chú trọng công tác cải tạo ao đầm, loại trừ mầm bệnh trước khi đưa vào nuôi vụ 2.
Trung tâm Giống hải sản phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và các đơn vị tổng kết kinh nghiệm nuôi tôm chân trắng, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm chân trắng hiệu quả, bền vững, nhất là mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi tôm chân trắng.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.
Đến hẹn lại lên, những tháng cuối năm cũng là thời điểm nhiều địa chỉ “chế tác hàng độc” phục vụ tết ở ĐBSCL khởi động. Theo giới “chế tác hàng độc”, năm nay sẽ khan hiếm sản phẩm “độc” do mất mùa nhưng có nhiều mẫu mã mới được trình làng.
Những con đường bê tông phẳng lì, những ngôi nhà ngày một khang trang, các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trù phú... Đó là những đổi thay có thể nhìn thấy được ngay ở xã điểm nông thôn mới Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. Còn nhớ, cách đây 3 năm (năm 2009), khi được Ban Bí thư Trung ương chọn làm xã điểm đại diện cho vùng trung du miền núi phía Bắc để xây dựng nông thôn mới (NTM), Tân Thịnh còn ngổn ngang công việc, chưa tiêu chí nào đạt được.
Để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, thoát khỏi sự gò bó, hạn hẹp của kinh tế hộ nhỏ lẻ, hình thành mô hình sản xuất theo hướng trang trại, vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại thực chất là doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói, kinh tế trang trại ở tỉnh ta hiện phát triển khá mạnh, tăng nhanh về số lượng, với đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất trên các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, trang trại thuỷ sản, lâm nghiệp, trang trại theo mô hình VAC.
Từ con cá và những ruộng rau cần, người dân xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã trở nên khá giả, đời sống sung túc. Nhiều cánh đồng đạt mức thu 300 triệu đồng/ha/năm. Chủ trương hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại đây tiếp tục mở ra cơ hội mới cho nông dân xã Hoàng Lương đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế.