Tăng cường bảo vệ rừng biên giới Việt - Lào
Minh chứng từ một việc làm phối kết hợp trong công tác bảo vệ, phát triển rừng tại các khu vực biên giới giữa hai nước mới biết “Tình cao hơn núi, nghĩa dài hơn sông”.
Cụ thể, Hà Tĩnh có tổng diện tích tự nhiên hơn 602 nghìn ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp hơn 364 nghìn ha (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên), được phân bố trên 12 huyện, thị xã, thành phố.
Bao gồm: 74.618,7 ha rừng đặc dụng; hơn 114 nghìn ha rừng phòng hộ; hơn 174 nghìn ha rừng sản xuất và 1.220 ha diện tích quy hoạch lâm nghiệp.
Địa phương này còn là trung tâm đầu mối giao thông quan trọng với quốc lộ 1A, quốc lộ 8A và 12A lưu thông với nước bạn Lào, có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và đường biên giới hàng trăm km tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Nakai – Nam theun, thuộc tỉnh Bolikhamxay (Lào), nơi được đánh giá có tiềm năng đa dạng sinh học cao, với nhiều loại động thực vật quý hiếm, đặc hữu…
Chính vì thế, việc bảo vệ rừng và ngăn chặn hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép qua biên giới là một thách thức lớn với lực lượng chức năng các tỉnh Bolikhamxay, Khammoune (Lào) và tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam).
Được biết, những năm gần đây, cơ quan chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh luôn phối hợp với 2 tỉnh giáp ranh Bolikhamxay và Khammoune cùng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép khu vực biên giới Việt Nam – Lào.
Đó là: Thực hiện kế hoạch hợp tác hành động giữa các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị với Bolikhamxay và Khammuone về kiểm soát khai thác, săn bắt, vận chuyển động, thực vật trái phép qua biên giới giai đoạn 2005 - 2010; Chính phủ 2 nước phối hợp thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh (Việt Nam) – Bolikhamxay (Lào);
Triển khai các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (REDD+).
Thời gian vừa qua, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 198 vụ buôn bán lâm sản và động vật trái phép trong khu vực biên giới và qua biên giới; tịch thu hơn 285 m3 gỗ các loại; 79kg động vật rừng; tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ đồng. |
Đồng thời, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo vệ rừng giữa các tỉnh có đường biên giới thuộc hai nước với nhau…
Ông Nguyễn Huy Lợi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm kiêm phụ trách Chương trình UN-REDD Hà Tĩnh cho hay: “Chúng tôi đã hợp tác bảo vệ rừng rất tốt trong nhiều năm qua. Nhưng cần bảo vệ rừng tốt hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mánh khóe phá rừng của lâm tặc ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn.
Vì vậy ngày 12/5 vừa qua Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức ký kết các Biên bản ghi nhớ về cơ chế phối hợp kiểm soát giữa các tỉnh Hà Tĩnh, Bolikhamxay và Khammuone (2015 – 2016) với 6 nội dung chính”.
Theo đó, các nội dung sẽ tập trung trong thời gian tới gồm: Cùng nhau tăng cường phối hợp ngăn chặn phòng cháy chữa cháy rừng trên phạm vi lãnh thổ dọc biên giới mỗi tỉnh.
Hàng năm tổ chức các cuộc họp giao ban luân phiên giữa các tỉnh, hai nước để chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ rừng và kiểm soát tình hình khai thác, buôn bán gỗ trái phép qua khu vực biên giới.
Là đầu mối xúc tiến thực hiện Chương trình UN-REDD trên địa bàn mỗi tỉnh; hai bên nhất trí tăng cường điều phối để thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan có liên quan mỗi tỉnh, Quốc gia với nhau để thực hiện sáng kiến REDD+;.
Nhất trí giao cho Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh và Chi cục Thanh tra thuộc Sở Nông Lâm nghiệp Khammoune làm đầu mối điều phối, xúc tiến, tổ chức thực hiện các nội dung ghi nhớ trong Biên bản ghi nhớ…
Được biết, nhờ sự giúp đỡ của nước bạn Lào nên các nội dung trong kế hoạch hành động giữa các tỉnh, huyện giáp ranh đã được triển khai tốt và mang lại những kết quả khả quan.
Có thể bạn quan tâm
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong những tháng vừa qua, nền nhiệt độ vụ Đông Xuân 2014 - 2015 các tỉnh phía Bắc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,50C. Dự báo, nền nhiệt này sẽ tiếp tục duy trì trong những tháng tiếp theo và khả năng khô hạn, thiếu nước cục bộ có thể xảy ra.
Theo nhận định của người dân nơi đây, cây sả thích nghi với thời tiết khô hạn và giá sả đang có xu hướng tăng lên nên diện tích sả nơi đây sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Hiện tại, cây sả được xem là cây xóa đói giảm nghèo có hiệu quả trên vùng đất cù lao này.
Gặp chúng tôi, anh Võ Văn Thành, chủ vười tiêu ở ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết: “Từ mùng 4 tết gia đình tôi đã kéo nhau ra vườn chăm sóc và thu hoạch tiêu. Sau tết, tiêu đến đợt chín rộ nên mình phải tranh thủ thu hoạch sớm".
Lão nông Lê Văn Đủ, vừa thu hoạch xong 2 ha lúa ĐX giống IR 50404 ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: "Thời điểm trước tết lúa sắp bước vào thu hoạch thấy giá giảm có lúc xuống dưới 4.000 đồng/kg nên tôi không còn tâm trạng để ăn tết. Nhưng từ sau tết giá lúa đã bắt đầu tăng lên, đúng thời điểm tôi thu hoạch.
Ngày 3/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng và Sở NN-PTNT tỉnh này đã kiểm tra tình hình hoạt động của các Cty Lâm nghiệp và BQL rừng phòng hộ sau mấy năm thực hiện sắp xếp đổi mới lâm trường, thực hiện quy hoạch 3 loại rừng và tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.