Tăng cường bảo vệ rừng biên giới Việt - Lào
Minh chứng từ một việc làm phối kết hợp trong công tác bảo vệ, phát triển rừng tại các khu vực biên giới giữa hai nước mới biết “Tình cao hơn núi, nghĩa dài hơn sông”.
Cụ thể, Hà Tĩnh có tổng diện tích tự nhiên hơn 602 nghìn ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp hơn 364 nghìn ha (chiếm trên 60% diện tích tự nhiên), được phân bố trên 12 huyện, thị xã, thành phố.
Bao gồm: 74.618,7 ha rừng đặc dụng; hơn 114 nghìn ha rừng phòng hộ; hơn 174 nghìn ha rừng sản xuất và 1.220 ha diện tích quy hoạch lâm nghiệp.
Địa phương này còn là trung tâm đầu mối giao thông quan trọng với quốc lộ 1A, quốc lộ 8A và 12A lưu thông với nước bạn Lào, có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và đường biên giới hàng trăm km tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Nakai – Nam theun, thuộc tỉnh Bolikhamxay (Lào), nơi được đánh giá có tiềm năng đa dạng sinh học cao, với nhiều loại động thực vật quý hiếm, đặc hữu…
Chính vì thế, việc bảo vệ rừng và ngăn chặn hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép qua biên giới là một thách thức lớn với lực lượng chức năng các tỉnh Bolikhamxay, Khammoune (Lào) và tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam).
Được biết, những năm gần đây, cơ quan chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh luôn phối hợp với 2 tỉnh giáp ranh Bolikhamxay và Khammoune cùng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép khu vực biên giới Việt Nam – Lào.
Đó là: Thực hiện kế hoạch hợp tác hành động giữa các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị với Bolikhamxay và Khammuone về kiểm soát khai thác, săn bắt, vận chuyển động, thực vật trái phép qua biên giới giai đoạn 2005 - 2010; Chính phủ 2 nước phối hợp thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh (Việt Nam) – Bolikhamxay (Lào);
Triển khai các dự án hỗ trợ thuộc Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (REDD+).
Thời gian vừa qua, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 198 vụ buôn bán lâm sản và động vật trái phép trong khu vực biên giới và qua biên giới; tịch thu hơn 285 m3 gỗ các loại; 79kg động vật rừng; tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 2 tỷ đồng. |
Đồng thời, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo vệ rừng giữa các tỉnh có đường biên giới thuộc hai nước với nhau…
Ông Nguyễn Huy Lợi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm kiêm phụ trách Chương trình UN-REDD Hà Tĩnh cho hay: “Chúng tôi đã hợp tác bảo vệ rừng rất tốt trong nhiều năm qua. Nhưng cần bảo vệ rừng tốt hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, mánh khóe phá rừng của lâm tặc ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn.
Vì vậy ngày 12/5 vừa qua Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức ký kết các Biên bản ghi nhớ về cơ chế phối hợp kiểm soát giữa các tỉnh Hà Tĩnh, Bolikhamxay và Khammuone (2015 – 2016) với 6 nội dung chính”.
Theo đó, các nội dung sẽ tập trung trong thời gian tới gồm: Cùng nhau tăng cường phối hợp ngăn chặn phòng cháy chữa cháy rừng trên phạm vi lãnh thổ dọc biên giới mỗi tỉnh.
Hàng năm tổ chức các cuộc họp giao ban luân phiên giữa các tỉnh, hai nước để chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ rừng và kiểm soát tình hình khai thác, buôn bán gỗ trái phép qua khu vực biên giới.
Là đầu mối xúc tiến thực hiện Chương trình UN-REDD trên địa bàn mỗi tỉnh; hai bên nhất trí tăng cường điều phối để thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan có liên quan mỗi tỉnh, Quốc gia với nhau để thực hiện sáng kiến REDD+;.
Nhất trí giao cho Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh và Chi cục Thanh tra thuộc Sở Nông Lâm nghiệp Khammoune làm đầu mối điều phối, xúc tiến, tổ chức thực hiện các nội dung ghi nhớ trong Biên bản ghi nhớ…
Được biết, nhờ sự giúp đỡ của nước bạn Lào nên các nội dung trong kế hoạch hành động giữa các tỉnh, huyện giáp ranh đã được triển khai tốt và mang lại những kết quả khả quan.
Related news
Trong khi nhiều nơi vụ đông đất bị bỏ trống thì ở thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (Bắc Giang) người dân lại tích cực đưa rau màu có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó có giống bí ngồi Hàn Quốc.
UBND tỉnh Phú Yên vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 1 cho dự án Trồng rừng nguyên liệu cây dó do Công ty TNHH Cây Xanh (KCN An Phú, TP Tuy Hòa) làm chủ đầu tư.
Nông dân Bắc Cạn trồng dong riềng tràn lan, sản lượng tăng đột biến, tiêu thụ không hết, tư thương khống chế giá giảm gần một nửa so với năm trước. Tiền bán dong riềng không đủ trả công thu hoạch và vận chuyển làm cho nông dân lao đao.
Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.
Trồng thành công giống chanh Bắc trên vùng rừng núi chỉ quen với những loại cây công nghiệp như điều, cà phê, cao su, anh Đinh Văn Anh ở thôn 9, xã Đức Liễu (Bù Đăng - Bình Phước) khiến nhiều người khâm phục.