Tận diệt sò giá

Thông thường đến tháng 10, việc khai thác sò giá tạm dừng vì lúc này là thời kỳ sinh sản, nên chỉ xuất hiện sò con bằng đầu đũa.
Thế nhưng, hiện nay, ở khu vực đầm Thủy Triều - nơi có nhiều sò giá nhất trong tỉnh Khánh Hòa, ngày nào người dân cũng đến đây để đào, bới trên bãi triều để khai thác sò giá.
Từng mét vuông đất bị cày nát.
Sò nhỏ, sò thịt, sò chưa sinh sản đều bị đào sạch.
Sò giá đang bị khai thác cạn kiệt ở đầm Thủy Triều.
Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết, do các thương lái lùng mua loại thủy sản 2 mảnh này với giá cao và mua theo kiểu “xa cạ” (không phân biệt lớn, nhỏ) nên người dân khai thác triệt để.
Hiện nay, giá bán trung bình 1kg sò khoảng 25.000 đồng, có lúc được đẩy lên tới 40.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Hùng Huy (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm) cho biết: “Đáng lẽ mùa này chúng tôi đi làm nghề khác, nhưng vì thấy đào sò kiếm sống được nên chúng tôi vẫn cố đi làm.
Sò giá thường dùng làm thức ăn cho tôm hùm.
Trước đây, người dân chỉ bắt những con lớn bằng ngón tay trở lên, giá bán khoảng 15.000 đồng/kg.
Năm nay không hiểu sao nhiều người lùng mua loại thủy sản này, vì thế giá cả biến động liên tục”.
Còn bà Trần Thị Lan (thôn 3, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm) nói: “Trước đây sò nhỏ không ai mua, bây giờ nhỏ mấy họ cũng lấy mà lại mua cùng một giá nên bọn tôi bắt hết.
Vùng này rất nhiều sò, nhưng thời gian gần đây số lượng tụt giảm nhanh chóng.
Năm ngoái, mỗi ngày có thể đào được 15kg nhưng nay người nào đào giỏi cũng chỉ kiếm được 4 kg/ngày”.
Bà Huỳnh Thị Thương, thương lái thu mua thủy sản ở huyện Cam Lâm và TP. Cam Ranh cho biết, từ tháng 6-2015, một số thương lái ở khu vực phía bắc vào đây đặt mua loại sò này với số lượng lớn để bán sang Trung Quốc.
Sò lớn, sò nhỏ họ đều mua hết và đồng giá.
Hồi tháng 6, mỗi ngày có khoảng 3 tấn sò được đưa ra miền Bắc, bây giờ khoảng 1 tấn.
Được biết, sò giá vốn là thức ăn ưa thích của tôm hùm.
Các loại sò lông, hàu, vẹm...cũng được sử dụng nhưng số lượng hạn chế hơn, bởi các loại này thịt cứng, vỏ dày, tôm hùm ăn chậm.
Ông Hoàng Văn Hòa (người nuôi tôm ở tổ Hòa Do 5B, phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh) than thở: “Từ khi sò giá được mua để xuất sang Trung Quốc, chúng tôi rất khó khăn trong việc mua thức ăn cho tôm.
Năm trước, hầu như ngày nào gia đình tôi cũng mua được khoảng gần 1 tạ sò nhưng năm nay, mỗi ngày chỉ được hơn chục kí, có ngày không có hàng.
Đã vậy giá lại rất cao, khoảng 40.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần năm trước.
Không có sò giá, các hộ nuôi trồng phải chuyển sang các loại thức ăn khác, song tôm hùm ít ăn hơn mà giá thành cũng cao.
Chi phí thức ăn cho tôm mà cao như vậy thì nuôi tôm sẽ không có lãi”.
Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện Cam Lâm, sò giá và dời biển là thức ăn chính của tôm hùm.
Thời gian gần đây, lượng sò giá trong đầm giảm đến 50 - 60% so với các năm trước.
Địa phương không khuyến khích người dân đào sò, vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, quyền lợi của người nuôi trồng thủy sản tại khu vực đầm Thủy Triều.
Related news

Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.

Những năm qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.
Theo thống kê, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có gần 23.700ha chuyên canh xoài, với sản lượng gần 299.300 tấn/năm. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên phần lớn sản lượng chỉ phục vụ ở thị trường nội địa, do đó giá trị kinh tế mang lại vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của cây trồng này.

Ruộng dưa hấu sử dụng phân bón Phú Mỹ có tỷ lệ cây sinh trưởng, chiều dài thân, số lá, chiều cao quả dưa, đường kính quả dưa, trọng lượng trái bình quân, đường kính ruột quả cao hơn hẳn so với ruộng dưa đối chứng.

Cùng được quảng cáo là cá hồi Na Uy tươi được vận chuyển trong ngày bằng máy bay nhưng giá bán tại các điểm ở Hà Nội và TP HCM lại chênh tới 100.000-300.000 đồng/kg.