Tạm Ứng 50 Tỷ Đồng Thi Công Dự Án Vũng Neo Đậu Tàu Thuyền Lý Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh vừa đồng ý tạm ứng 50 tỷ đồng để triển khai thi công dự án Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (giai đoạn 2).
Giai đoạn 2 của dự án vũng neo đậu tàu thuyền huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được coi là dự án rất quan trọng của huyện đảo Lý Sơn, nhất là trong việc giải quyết nơi neo đậu tàu thuyền cho ngư dân trong mùa mưa bão. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% vốn đầu tư Dự án Vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn giai đoạn 2.
Mục tiêu dự án là hoàn chỉnh khu neo đậu trú bão an toàn cho khoảng 500 tàu công suất 400CV, góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai gây ra cho cộng đồng ngư dân, hình thành cơ sở hạ tầng nghề cá tại địa phương.
Được biết, Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng) được xây dựng tại thôn Đông, xã An Hải có tổng diện tích gần 47ha. Trong giai đoạn 2, vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn sẽ được nạo vét mở rộng, xây dựng tuyến neo đậu liền bờ dài hơn 700m, đỉnh tuyến rộng 4m bằng bêtông cốt thép vĩnh cửu; mở rộng bờ kè hiện hữu để mở rộng khu vực neo đậu tàu thuyền an toàn.
Xây dựng các tuyến đê biển có tổng chiều dài trên 1km, cao từ 4 - 4,5m bằng bêtông cốt thép vĩnh cửu... Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, dự án đã phải tạm dừng thi công do thiếu vốn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Giống trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1958. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa xem ra không còn phù hợp. Chương trình nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái nội thành công đã mở ra hướng đi chiến lược trong việc cải thiện chất lượng đàn trâu Việt Nam.

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chưa năm nào năng suất tại các vườn cà phê ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) lại có mức chênh lệch cao như năm nay. Tuy được giá, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không có thu nhập cao do năng suất thấp. Trong khi đó, một số hộ gia đình khác lại trúng lớn vì được mùa.

Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến.