Tam Nông Chăn Nuôi Theo Hướng Tăng Giá Trị, Hiệu Quả

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.
Tuy số lượng đàn gia súc giảm hơn các năm trước nhưng chất lượng đàn tăng cao. Cụ thể như đàn bò có 10.500 con, bằng 68% về tổng đàn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ bò lai sind chiếm trên 95% và tăng gần gấp ba lần 5 năm trước; tỷ lệ lợn lai chiếm trên 98% tồng đàn. Nhờ tập trung nâng cao chất lượng nên hàng năm sản lượng thịt hơi đưa ra thị trường khá dồi dào, sản lượng năm 2013 ước cao gấp 1,3 lần so với năm 2008.
Trong định hướng phát triển đến sau năm 2015 huyện Tam Nông có nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo, song chăn nuôi vẫn được xác định là thế mạnh. Chủ trương của huyện là tiếp tục bố trí lại chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế cận đô thị để khai thác điều kiện đất đai, lao động, kỹ thuật sản xuất hàng hóa phục vụ cho thị trường vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh và thủ đô Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.