Đánh giá điều kiện tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau ôn đới Sa Pa
Mô hình chuỗi rau ôn đới có diện tích 60 ha (trong đó: Sa Pả 30 ha, Tả Phìn 20 ha và Trung Chải 10 ha), sản lượng đạt 3.600 tấn/năm, chủ yếu là bắp cải, su hào, súp lơ, cà rốt, bí ngồi...
Tại xã Sa Pả, Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh quản lý 30 ha rau ôn đới với 53 hộ dân tham gia, thuộc các thôn: Má Tra, Giàng Tra, Suối Hồ, Chu Lìn 1, Chu Lìn 2.
Lấy mẫu đất trồng rau để kiểm tra hàm lượng kim loại.
Từ đầu năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hướng dẫn người dân thực hành sản xuất theo hướng VietGAP, gồm các quy trình:
Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, quá trình chăm sóc rau và sổ sách theo dõi sản xuất; gắn tem nhãn sản phẩm của chuỗi đã được Cục Quản lý chất lượng cấp phát thí điểm; giám sát việc tuân thủ các quy trình tại cơ sở.
Đồng thời, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã lấy 5 mẫu đất, 5 mẫu nước tưới gửi Viện Môi trường Nông nghiệp để phân tích đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trung tâm Chất lượng nông nghiệp lâm - thủy sản vùng 1 đã tuyên truyền cho các hộ dân áp dụng thực hành VietGAP, tạo ra sản phẩm rau an toàn, đảm bảo chất lượng; hướng dẫn Hợp tác xã nông nghiệp Mai Anh về cơ cấu tổ chức, hồ sơ nhật ký trồng trọt theo quy định tiêu chuẩn VietGAP và khảo sát vùng trồng.
Kiểm tra sự phát triển của cây trồng.
Mô hình liên kết sản xuất chuỗi rau ôn đới hoạt động có hiệu quả, đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ được mở rộng thành vùng hàng hóa tập trung, có sản lượng lớn, đa dạng chủng loại rau, không những cung cấp cho thị trường nội tỉnh mà còn ký kết hợp đồng tiêu thụ ở các siêu thị tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Năm nay, anh Lê Hữu Trường đã bước sang tuổi 34, vậy mà anh vẫn chưa tính đến chuyện lập gia đình. Tìm hiểu mới biết, chàng kỹ sư này đang mải mê làm giàu từ vườn chanh hoa tím cùng với việc nghiên cứu, xử lý và điều trị các loại bệnh trên cây trồng.
Hội nghị kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa TP. Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng diễn ra tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014. Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương TP. Hà Nội cho hay, quả thanh long lưu chuyển qua hai chợ đầu mối chủ yếu tại thủ đô để tiêu thụ vào khoảng 130 tấn/ngày.
Nếu sắp tới không mưa nhiều, không gió bão thì vùng cao su ở Đức Linh, Tánh Linh năm nay khả năng trúng mùa. Tuy nhiên, không có tín hiệu nào để người trồng cao su ở đây hy vọng giá mủ sẽ lên (trong thời gian cạo kéo dài) từ nay đến tết.
Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.
Chúng tôi trở lại cơ sở đóng tàu Lộc Minh tại phường Hưng Long (Phan Thiết) vào những ngày đầu tháng 9/2014 tìm hiểu việc vay vốn đóng tàu của ngư dân theo Nghị định 67/2014 có gì trở ngại? Tiếng đục, đẽo lách cách, tiếng cưa máy xè xè đều đặn, tiếng cười nói râm ran…, khiến cho cơ sở đóng tàu Lộc Minh trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.