Tại Sao Bắp Ngô Bị Khuyết Hạt?
Trong thời gian qua, tình trạng ngô lai khi thu hoạch lại chỉ thu được ngô không hạt, hoặc đóng hạt ít, bị khuyết hạt, ngô "trọc đầu" v.v... xảy ra ở nhiều nơi từ Nam chí Bắc.Nguyên nhân:
– Nếu mua phải giống giả, tư thương nào đó lấy ngô thương phẩm trộn với giống thật hoặc dùng 100% ngô thương phẩm đem tẩm màu, đóng bao có mẫu mã thì chắc chắn là khi đem trồng đến thu hoạch chỉ cho ngô không hạt hoặc cây có, cây không, trái ra hạt ít.
– Do tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu và chế độ chăm sóc. Ngô là cây truyền phấn khác hoa, phấn hoa đực trên cờ phải rơi xuống vòi nhụy (râu) thì mới kết hạt được. Bình thường công việc này do gió đảm nhiệm, nếu giai đoạn trổ cờ phun râu gặp thời tiết không thuận lợi như gió to làm phấn hoa bay đi rất xa, không bay xuống nhụy (râu) để thụ phấn; gặp trời mưa liên tục thì hoa đực không nở để phát tán phấn hoa bình thường được, nếu phấn có phát tán thì cũng bị hút nước trương ra làm vỡ hay vón cục, mất sức sống. Trong điều kiện nắng nóng, khô hạn, hoa đực (cờ) trổ và phát tán phấn hoa sớm khi hoa cái chưa kịp phun râu dẫn đến trỗ không trùng khớp, tạo ra ngô trọc đầu, khuyết hạt. Mặt khác, ở ruộng ngô thời kỳ trổ cờ, phun râu mà thời tiết nắng nóng, gió nam thổi mạnh, ruộng khô nước (không có nước tưới), việc chăm sóc gặp khó khăn thì hiện tượng ngô kết hạt ít hoặc không đều là khó tránh khỏi.
Để khắc phục hiện tượng trên ta cần phải:
– Trồng ngô đúng thời vụ, chất lượng giống tốt.
– Bón phân đầy đủ, đúng quy trình kỹ thuật.
– Tưới tiêu chủ động nước
– Giúp ngô thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng phễu thụ phấn hoa (rung, hứng phấn hoa vào phễu) sau đó dùng dụng cụ thụ phấn hoặc bút lông, bàn chải rắc phấn hoa lên râu ngô.
Có thể bạn quan tâm
giống ngô MSB49 ở các mật độ 9,52 vạn cây/ha (70x15cm), 7,14 vạn cây/ha (70x20cm) và 5,7 vạn cây/ha (70x25cm). Kết quả cho thấy: ở mật độ 9,52 vạn cây/ha với mức phân bón 120 N : 80 P205 : 40 K20 cho năng suất cao nhất (55,30 tạ/ha) và ở mật độ 5,7 vạn cây/ha cho năng suất thấp nhất.
Sâu đục thân cây ngô có tên kkoa học là Ostrinia nubilalis, là loại sâu hại rất phổ biến trên ngô. Ngoài ra, chúng còn sống và đục thân trên các loại cây khác như cao lương, kê, bông vải, đay và một số cây thuộc họ hòa thảo khác. ở nước ta, sâu đục thân ngô thường gây hại nặng ở nhiều vùng và trong mọi mùa vụ.
Hiện nay, tập đoàn giống Ngô Việt Nam rất phong phú và đa dạng về chủng loại, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng..., đáp ứng mọi nhu cầu về giống ngô cho nông dân trong cả nước.
Hiện nay, đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đã xuống giống và đang trong thời kỳ chăm sóc cây bắp vụ một. Chuyên mục Khuyến nông xin giới thiệu với bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây bắp, hy vọng sẽ góp phần giúp bà con nâng cao năng suất cho vụ mùa.
Hiện nay, trên cây ngô đông từ giai đoạn 3 - 5 lá đến trổ cờ ở các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn... đang xuất hiện bệnh lạ. Triệu chứng của những cây ngô bị bệnh, ở giai đoạn 3 - 5 lá: phiến lá dày, màu xanh đậm và giòn hơn bình thường, phần ngọn bị xoắn hoặc sít lại, phần gốc mọc các chồi phụ.