Đặt Mầm Chỉnh Hướng Tán Lá Ngô

Trong việc trồng ngô theo mật độ, khoảng cách và kỹ thuật bón phân được quy định trên bao bì, anh Trần Xuân Cảnh ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có cách đặt mầm hạt nên chỉnh được hướng tán lá sau mọc và đạt hiệu quả cao.
Anh Cảnh cho biết: “Điều chỉnh được hướng tán lá từ khâu đặt mầm hạt sẽ làm tăng năng suất ngô và đỡ bị sâu bệnh. Tuy nhiên, chưa thấy có tài liệu hướng dẫn chi tiết”. Theo anh, phôi mầm nằm ở một mé và thuộc nửa phía chân hạt. Quan sát quá trình hình thành lá ban đầu, thấy hướng tán luôn trùng với hướng chân hạt. Do vậy chỉ cần ngâm ủ thúc mầm và có cách đặt là đạt yêu cầu.
Cụ thể: Mầm hạt được đặt theo khoảng cách quy định trên rạch (các rạch được đánh thẳng và song song với nhau), mé phôi mầm được nằm ngửa lên trên và hướng chân hạt phải vuông góc với rạch ngô. Khi đặt xong, cần chèn đất xung quanh mầm hạt để không bị xoay hướng khi ra lá, sau đó tiếp tục gạt nhẹ đất phủ mầm.
Thực tế, vụ ngô xuân hè vừa qua anh Cảnh đã trồng 2 sào ngô nếp lai F1 AG500 của Cty CP BVTV An Giang theo khoảng cách 25 x 75 cm, đặt 1 hạt/hốc, mật độ 2.340 cây/sào. Kết quả tỷ lệ đạt 75% số cây có hướng tán vuông góc với rạch (còn 25% số cây có thể đã bị xoay mầm trong quá trình mọc), giảm được 2 lần phun sâu bệnh. Thu hoạch 650 kg bắp tươi/sào lãi 3,5 triệu đồng, trong khi các hộ khác không có cách đặt mầm nhằm chỉnh hướng tán lá thì chỉ đạt 590 kg/sào.
Sau khi anh Cảnh thận trọng đặt thử lại 1 lạng hạt ngô nếp lai F1 AG500 cho thấy số cây có hướng tán lá vuông góc với rạch trồng vẫn đạt tỷ lệ 75%.
Có thể bạn quan tâm

Viện Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng quốc tế khuyến cáo: Với cây ngô vùng nhiệt đới, khoảng cách giữa các hàng tối ưu từ 50 - 70cm, càng hẹp càng tốt. Khoảng cách cây trong hàng từ 20 - 30cm, (càng rộng càng tốt).

Trong quá trình bảo quản hạt ngô thường bị một số hiện tượng sau: Bị nhiễm mốc, lên men, sâu mọt, tự bốc nóng. Để tránh hiện tượng trên bà con cần thực hiện theo

Hiện nay, trên cây ngô đông từ giai đoạn 3 - 5 lá đến trổ cờ ở các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn... đang xuất hiện bệnh lạ. Triệu chứng của những cây ngô bị bệnh, ở giai đoạn 3 - 5 lá: phiến lá dày, màu xanh đậm và giòn hơn bình thường, phần ngọn bị xoắn hoặc sít lại, phần gốc mọc các chồi phụ.

Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.

Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân