Tác Nhân Gây Bệnh Đối Với Tôm Nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nuôi tôm biển là một nghề mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân ĐBSCL. Song những năm gần đây dịch bệnh cho tôm nuôi ở đây đã gây những tổn thất lớn cho nhiều người nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy bệnh trên tôm sú nuôi thường xuất hiện vào tháng 2-3 hàng năm. Những bệnh chính xuất hiện trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL gồm cả vi khuẩn (nhóm Vibrio), virus (MBV, WSSV). Chúng xuất hiện trên tất cả các mô hình nuôi: quảng canh, bán thâm canh, "tôm - lúa", nuôi công nghiệp... Tác nhân gây bùng nổ dịch bệnh trên tôm nuôi trong những năm qua, chủ yếu do mầm bệnh MBV kết hợp với một tác nhân là vi khuẩn gây bệnh.
- Mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh cho tôm chủ yếu thuộc nhóm Vibrio. Nhóm vi khuẩn này chỉ hiện diện trên các mẫu tôm có biểu hiện bệnh tích hoại tử phụ bộ: anten, chân bơi, chân bò, phồng vẩy râu, chân đuôi, đỏ thân...
- Mầm bệnh MBV có thể nhiễm trên tất cả các loài tôm thuộc họ tôm he: tôm sú, tôm thẻ, tôm bạc, tôm đất... Tỉ lệ nhiễm MBV trên tôm ấu trùng ngày càng tỉ lệ nghịch với số ngày tuổi của tôm. Tôm có kích thước nhỏ tỉ lệ nhiễm cao hơn trên tôm có kích thước lớn.
- Mầm bệnh WSSV cũng có thể nhiễm trên tất cả các loài tôm thuộc họ tôm he và ở các giai đoạn phát triển của tôm từ tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Mầm bệnh WSSV thường hiện diện trên tôm với tỉ lệ nhiễm và tần số xuất hiện cao nhất trong mùa mưa và thời điểm giao mùa cuối mùa mưa và đầu mùa khô.
Related news
Ozon được sử dụng khá rộng rãi trong các trại sản xuất giống thủy sản ở các nước phát triển, nhờ khả năng oxy hóa cao nên giúp hạn chế sự phát triển vi sinh vật
Về một số loại bệnh trên tôm có tác nhân từ ký sinh trùng phải kể đến như: bệnh do vi bào tử trùng, bệnh ký sinh trùng gan tụy, ký sinh trùng
Vào mùa mưa, các yếu tố môi trường ao nuôi có thể bị thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi tôm cần lưu ý để có cách xử lý
Vitamin C là một trong những nhân tố thiết yếu hỗ trợ tôm, cá sinh trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch; rất cần thiết trong giai đoạn chuyển mùa.
Tại Cà Mau, bà con nông dân tiếp cận kỹ thuật nuôi tôm theo hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến giúp năng suất tôm sú tăng cao rất khả quan.