Hội Làm vườn huyện Lai Vung và công tác phát triển mô hình kinh tế hợp tác
Huyện Lai Vung là một trong những địa phương có vùng chuyên canh cây ăn trái lớn của tỉnh Đồng Tháp, với 4.435ha, tập trung phần lớn các giống cây ăn quả thuộc họ cây có múi như: quýt hồng, quýt đường, cam soàn... ước tính sản lượng hằng năm cung cấp cho thị trường gần 85 ngàn tấn trái cây các loại.
Tuy nhiên, phần lớn diện tích còn canh tác theo kiểu nhỏ lẻ, không tập trung, ít ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nên chi phí sản xuất khá cao, giá thành sản phẩm rất khó cạnh tranh.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch HLV huyện Lai Vung cho biết, xác định công tác xây dựng mô hình kinh tế hợp tác và chuyển giao khoa học, kỹ thuật đến với hội viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, HLV huyện tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, giúp hội viên trang bị được những kiến thức nền tảng về sản xuất trái cây an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; kiến thức về phát triển kinh tế hợp tác trong thời kỳ hội nhập – sản xuất và tiêu thụ trái cây trong nền kinh tế thị trường; vận động nhà vườn chuyển đổi diện tích vườn tạp sang những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; bước đầu manh nha xây dựng các mô hình chuỗi liên kết gắn với cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu đầu ra giữa doanh nghiệp và nhà vườn.
Từ những mô hình của HLV đã triển khai, đến nay đã tạo được sức lan tỏa lớn trong đại đa số bà con nhà vườn. Nhiều tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) sản xuất trái cây an toàn được thành lập trên địa bàn huyện. Hiện tại, có 2 đơn vị của Hội là HTX quýt hồng Long Hậu được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và THT sản xuất quýt đường xã Vĩnh Thới đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.
Hội viên, nông dân không chỉ đổi mới tư duy, cách làm kinh tế, mà còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những hộ khó khăn, hộ nghèo vươn lên, biết sử dụng lao động một cách hợp lý, sử dụng đồng vốn hiệu quả, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
HLV huyện lai Vung còn phối hợp với các đoàn thể, địa phương làm tốt công tác xã hội ở địa phương. Trong năm 2014, Hội đã vận động được 98 triệu đồng tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học...
Ông Lê Văn Tâm - Chủ tịch HLV tỉnh nhận định: “Các mô hình của HLV huyện xây dựng luôn mang tính ứng dụng cao và gắn liền với thực tế sản xuất tại địa phương. Một trong những điểm mạnh khác của HLV huyện Lai Vung là mời gọi được các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp về địa phương bao tiêu đầu vào cho nhà vườn, giúp cho chuỗi giá trị thực hiện ngày càng hiệu quả, từng bước bắt nhịp tốt với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Chia sẻ về định hướng phát triển trong giai đoạn tới, ông Nguyễn Hữu Dũng cho biết: Trong thời gian tới, Hội tiếp tục phát triển mô hình kinh tế hợp tác, ngoài ra đối với các sản phẩm đã được cấp chứng nhận sản xuất an toàn, chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, Hội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hội đã gửi một số sản phẩm trái cây thế mạnh của địa phương chào hàng ở thị trường miền Bắc. Tuy nhiên, để trái cây của địa phương được nâng tầm, chúng tôi nghĩ rằng xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất an toàn là yếu tố rất cần thiết mà Hội sẽ tập trung thực hiện trong thời gian này.
Có thể bạn quan tâm

Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.

Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ