Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sức Sống Mới Trên Đồng Tôm Thanh Thủy

Sức Sống Mới Trên Đồng Tôm Thanh Thủy
Ngày đăng: 23/06/2014

Không còn cảnh hoang hóa, tiêu điều như 10 năm trước đây, một luồng sinh khí mới đã và đang được thổi vào đồng tôm xã Thanh Thủy (huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá).

Để chúng tôi rõ ngọn ngành, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thủy Hồ Sỹ Bình, đã tóm tắt câu chuyện đáng nhớ về dự án nuôi tôm công nghiệp trong quá khứ: Năm 2003, dự án khu nuôi tôm công nghiệp tại xã Thanh Thủy - một trong số những dự án nuôi tôm công nghiệp theo quy hoạch của UBND tỉnh, được đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư hơn 8,5 tỷ đồng, diện tích quy hoạch 94,5 ha, bao gồm 64 ao nuôi.

Số diện tích này là do xã vận động 971 hộ dân góp đất tham gia dự án. Xã đã giao thầu toàn bộ diện tích ao nuôi cho các doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Tiến, Công ty TNHH Thái Bình Dương và Công ty CP Hoàng Gia để tổ chức sản xuất.

Chỉ sau 2 năm, do doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư, thiếu cả kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi tôm nên nhanh chóng thua lỗ, phải “bỏ của chạy lấy người”. Kết quả là đồng tôm hoang hóa, tiền nợ thuê đất của các hộ dân lên đến 1,2 tỷ đồng. Có thời điểm, 17 tháng ròng xã nợ lương cán bộ. Việc huy động nguồn lực trong nhân dân là cả một áp lực lớn. Quan trọng hơn, hàng tỷ đồng đầu tư hạ tầng và tài nguyên đất đai bị lãng phí...

Nhưng bây giờ thì khác rồi, khác nhiều lắm, đồng tôm đã thực sự hồi sinh rồi – giọng kể của đồng chí bí thư đảng ủy bỗng nhẹ nhõm, sảng khoái. Trong thời điểm khó khăn nhất thì hệ thống chính trị của xã ổn định, nhân dân thông cảm, đồng thuận.

Chính vì thế, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015, ban chấp hành đảng bộ xã đã thống nhất chủ trương và giao trách nhiệm cho ban thường vụ tìm hướng đi mới nhằm vực dậy đồng tôm. Các đồng chí lãnh đạo xã đã trực tiếp đi tìm hiểu mô hình nuôi trồng thủy sản ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, tích cực mời gọi đầu tư với cơ chế ưu đãi. Nhiều nhà đầu tư đã đến tìm hiểu, nhưng nhìn thấy hạ tầng... chỏng chơ của đồng tôm, thì lần lượt lắc đầu bỏ đi.

Cho đến khi, xã gặp anh Trần Văn Đồng, chủ đồng nuôi tôm công nghiệp ở xã Hải An (Tĩnh Gia), thì hy vọng mới cho đồng tôm được mở ra. Ngay sau khi ký hợp đồng thuê lại 32 ao khu vực phía bắc, anh Đồng đã nhanh chóng huy động thêm các “cổ đông” góp vốn, tiến hành phá bờ vùng, bờ thửa, quy hoạch lại hệ thống ao nuôi với diện tích bình quân 1 ha/ao, đầu tư cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn VietGap dành cho nuôi tôm thẻ chân trắng.

Với tổng mức đầu tư ban đầu lên đến 20 tỷ đồng, không ít người e ngại về mức độ rủi ro của dự án. Tuy nhiên, do có sự đầu tư đồng bộ và thực hiện quy trình nuôi công nghiệp khép kín kèm theo kinh nghiệm của chủ nhân, nên từ năm 2010 đến nay, ông chủ mới của đồng tôm đã liên tục thu được thắng lợi; năng suất tôm bình quân đạt từ 10 đến 12 tấn/ha. Rút kinh nghiệm từ mô hình thất bại trước kia, UBND xã đã ký hợp đồng có thời hạn 5 năm đối với chủ đầu tư, trong đó yêu cầu chủ đầu tư phải trả trước 1 năm tiền thuê khoán.

5 năm qua, không chỉ thực hiện nghiêm túc hợp đồng, anh Đồng còn tham gia tích cực vào việc đầu tư đường giao thông nội đồng và các hoạt động an sinh xã hội khác của xã. Đồng tôm của anh Đồng còn giải quyết việc làm cho 60 lao động, chủ yếu là con em địa phương với mức thu nhập hơn 3 triệu đồng/người/tháng.

Đối với 32 ao phía nam có tổng diện tích 54 ha, xã giao khoán cho 5 hộ nuôi, cũng với cơ chế hợp đồng như trên. Do nguồn lực đầu tư hạn hẹp, nên các hộ áp dụng phương pháp nuôi quảng canh cải tiến với đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú.

Bác Vũ Lệnh Bằng, 1 trong 5 chủ đồng, nhẩn nha tâm sự: Qua 5 năm nuôi thả, do đa dạng hóa đối tượng nuôi và chú ý tới các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, nên dù lời lãi không nhiều, nhưng cũng không đến mức thất bát. Năm đầu tiên, đồng tôm cho lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng; các năm sau thì giảm dần, còn khoảng 20 triệu đồng, coi như lấy công làm lời.

Chấp nhận lấy ngắn nuôi dài, kiên trì, lạc quan bám đồng, bám nghề nên dù hiệu quả kinh tế không cao, nhưng bác Bằng cùng các chủ hộ nuôi quảng canh đã thổi một luồng sinh khí mới vào đồng tôm hoang hóa trước đây. Sau 5 năm, số nợ 1,2 tỷ đồng tiền đất của dân đã được UBND xã thanh toán gần hết, hiện chỉ còn 294 triệu đồng.

Không chỉ thế, trải qua một giai đoạn khó khăn kéo dài, nhưng Thanh Thủy vẫn là 1 trong 6 xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện, với 14/19 tiêu chí đã đạt được. Kết quả đó, một phần được “tiếp sức” từ sức sống mới của đồng tôm.


Có thể bạn quan tâm

Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái) Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái)

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.

18/08/2015
Được giá, được mùa bí xanh trái vụ Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

18/08/2015
Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh) Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh)

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

18/08/2015
Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

18/08/2015
Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha Diện tích mía nguyên liệu giảm trên 600 ha

Ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cho biết: Do hiệu quả kinh tế cây mía thấp, Công ty cổ phần đường Bình Định (BISUCO) thiếu quyết tâm đầu tư nên nông dân trong vùng nguyên liệu mía của huyện đã phá bỏ mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, khiến cho diện tích mía nguyên liệu bị giảm mạnh.

18/08/2015