Sức Chứa Của Các Kho Dự Trữ Ngũ Cốc Trung Quốc Tăng Mạnh

Phát biểu tại một hội nghị vừa được tổ chức ở tỉnh Hàng Châu (Trung Quốc), Ren Zhengxiao, một quan chức cao cấp của Cơ quan quản lý ngũ cốc quốc gia, cho biết trong năm 2013, Trung Quốc có các kho dự trữ ngũ cốc với tổng sức chứa trên 300 triệu tấn.
Sức chứa của các kho dự trữ ngũ cốc tại Trung Quốc đã tăng 100 lần so với năm 1949, thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới dự trữ ngũ cốc quốc gia dựa trên bốn trung tâm hậu cần tại các tỉnh Liêu Ninh, Quảng Đông, Thượng Hải và Chiết Giang. Ông Ren cho hay mạng lưới trên đã được nâng cấp, với 78% kho chứa được lắp đặt hệ thống thông gió và 57% được quản lý bằng máy vi tính.
Giống như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc có chương trình tích trữ ngũ cốc riêng và đang theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
Năm 2013, sản lượng ngũ cốc ở Trung Quốc tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm trước lên gần 602 tấn, đánh dấu năm tăng thứ 10 liên tiếp.
Nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc trong những năm qua mặc dù tăng nhưng khối lượng không lớn. Nước này đã nhập khẩu 13 triệu tấn ngũ cốc, chiếm 2,4% lượng tiêu thụ ngũ cốc trong nước năm 2013.
Related news

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.

Là một trong những địa bàn trọng điểm nuôi thuỷ sản của tỉnh, thời gian qua, UBND huyện Giao Thủy đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển thuỷ sản của tỉnh giai đoạn 2010-2020 và đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế - xã hội huyện nói chung.

Khi nói về kết quả nghề nuôi cá ở địa phương, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê cho biết: Hiện nay Tuy Lộc có gần 100ha chuyên nuôi thủy sản, chủ yếu chuyển đổi từ đất ruộng sang làm ao nuôi, bà con áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến nên cho năng suất bình quân gần 3 tấn/ha.