Sửa đổi quy định nuôi chế biến và xuất khẩu cá tra

Phó Thủ tướng lưu ý, trong quá trình soạn thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, tập trung vào các vấn đề: các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi triển khai Ngị định 36:
Sự cần thiết phải áp dụng VietGap hoặc chứng chỉ quốc tế; cân nhắc thay thế quy định về hàm lượng nước tối da và tỷ lệ mạ băng bằng cơ chế doanh nghiệp tự công khai thông tin về thành phần, chất lượng sản phẩm; xem xét việc tiếp tục áp dụng thủ tục đăng ký, xác nhận hợp đồng xuất khẩu cá tra
Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi thả mới cá tra đạt hơn 1.950 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014. Diện tích thu hoạch hơn 1.850 ha, giảm 0,51% so cùng kỳ, sản lượng đạt 516.000 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ.
Thị trường cá tra nguyên liệu dao động từ 19.000 - 24.500 đ/kg.
Theo nhận định của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, ngành hàng cá tra Việt Nam có khả năng tiêu thụ rất lớn, xuất khẩu đến 142 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng), còn thị trường nội địa đang bỏ ngỏ, chỉ tiêu thụ khoảng 10.000 tấn/năm.
Vì thế, để phát huy lợi thế của ngành hàng này, cần triển khai hiệu quả Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho sản xuất giống, thức ăn thủy sản, kiểm soát môi trường, dịch bệnh và chế biến xuất khẩu.
Ngoài ra, cần có đề án để vực dậy ngành cá tra, giải quyết bài toán cung - cầu, xác định thị trường cần gì, phụ phẩm bán đi đâu...
Có thể bạn quan tâm

Năm 1975, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

Trong những năm qua, xã Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) đã đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tiếp thu, áp dụng vào sản xuất và đời sống. Theo đó năm 2011 - 2012, Trung tâm giống Cây trồng - Vật nuôi tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá – lúa nhằm giúp người dân địa phương thâm canh tăng vụ.

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng trên hồ chứa Bình Định, với quy mô 90 m3 lồng và 2 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% thức ăn. Kích cỡ cá giống ban đầu là 25 g/con, mật độ thả 80 con/m3

Rất nhiều người ở Tây nguyên nuôi được cá lăng, nhưng trúng đậm tiền tỉ từ loài cá có nguồn gốc hoang dã này chỉ có anh Nguyễn Minh Tuấn ở xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột.