Sự Kiện Quản Lý Bệnh Vi Khuẩn Hại Lúa

Từ ngày 09/12/2014 đến ngày 09/01/2015, công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Sóc Trăng, sự kiện này được tổ chức vào 2 ngày 23 và 24/12/ 2014 tại thị xã Ngã Năm với sự tham gia của gần 500 nông dân trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Các vụ lúa gần đây bệnh vi khuẩn bộc phát mạnh, gây hại nặng làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa. Tham dự sự kiện này, nông dân được tham quan 4 trại trưng bày mẫu vật bao gồm các mẫu lúa bị nhiễm bệnh, hướng dẫn cách nhận diện chính xác triệu chứng các bệnh do nấm, do vi khuẩn, biện pháp chủ động phòng trị hiệu quả, an toàn và nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật chính hiệu, hạn chế tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng.
Thông qua buổi tọa đàm trao đổi kỹ thuật “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa”, bà con đặt ra những tình huống khó khăn cụ thể trên đồng ruộng của mình và được cán bộ kỹ thuật công ty trao đổi giải pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao.
Ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh vi khuẩn trên lúa có hơn 11 loại, chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 loại bệnh chính hiện nay là: thối gốc, cháy bìa lá và lép vàng. Sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” góp phần bảo vệ năng suất, chất lượng lúa và ổn định thu nhập cho nông hộ.
Related news

Mùa biển năm nay, nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) liên tục trúng đậm mùa cá tại ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.

Ông Trương Văn Đúng, GĐ Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng nói: Với khả năng SX con giống từ 3.500-4.000 con/năm nhưng trung tâm vẫn không đủ con giống bán.

Các cán bộ của Cục Chăn nuôi đã được đào tạo về LEGs và đến nay đã được cấp chứng nhận là giảng viên đào tạo LEGs do tổ chức LEGs cấp và là người trực tiếp giảng trong các lớp tập huấn. Học viên tham gia lớp tập huấn là các cán bộ thuộc các cơ quan Bộ NN-PTNT, các Sở NN-PTNT.