Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử Dụng Thuốc, Hoá Chất Và Kháng Sinh Khi Nuôi Thuỷ Sản

Sử Dụng Thuốc, Hoá Chất Và Kháng Sinh Khi Nuôi Thuỷ Sản
Ngày đăng: 27/02/2014

Trong nuôi thủy sản, khi mức độ thâm canh càng cao thì việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng sẽ đưa đến việc sử dụng không hiệu quả hoặc tồn lưu dư lượng trong cơ thể vật nuôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng gia tăng chất hữu cơ tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học của vật nuôi; tồn lưu trong môi trường; tác động đến hệ vi sinh vật trong môi trường và tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc…

Vì vậy, khi sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi mua thuốc, hóa chất chỉ chọn các loại thuốc, hóa chất ít hủy hoại môi trường. Bao gói còn nguyên vẹn, trên bao bì phải có các thông tin như tên thuốc, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô, tên cơ sở sản xuất,…

- Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc, hóa chất đã bị cấm như: Chloramphenicol, Nitrofuran, Green Malachite, Trifluralin, Dipterex, Dapsone,…

- Không sử dụng thuốc, hóa chất kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách).

- Đối với kháng sinh, không được sử dụng trong công tác phòng bệnh để tránh gây lờn thuốc. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra và chỉ sử dụng sau khi đã xác định được mầm bệnh.

- Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Cần ngưng sử dụng ít nhất 4 tuần trước khi thu hoạch.

- Phải bảo quản thuốc, hóa chất ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc, hóa chất đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm và giảm chất lượng. Tránh để động vật gây hại hay côn trùng tiếp xúc và phá thuốc, hóa chất.


Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân và cách phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng Nguyên nhân và cách phòng bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đốm đen ở tôm thẻ chân trắng gây ảnh hưởng đến sản lượng tôm nuôi. Nếu không phát hiện kịp thời, căn bệnh này sẽ gây thiệt hại không nhỏ

28/08/2018
Phòng trị bệnh phân trắng cho tôm nuôi Phòng trị bệnh phân trắng cho tôm nuôi

Bệnh phân trắng có thể trị được nhưng giảm năng suất nuôi cụ thể là hao hụt. Để có một vu nuôi thắng lợi, moi người cần có các biện pháp kỹ thuật phòng trị bệnh

29/08/2018
Khắc phục tình trạng tôm bị bệnh phân trắng và đục nước ao tôm Khắc phục tình trạng tôm bị bệnh phân trắng và đục nước ao tôm

Tôm thẻ chân trắng nuôi được hơn 40 ngày, tôm có dấu hiệu giảm ăn, quan sát ruột tôm thấy không đầy thức ăn có hiện tượng bị phân trắng

31/08/2018
Giải pháp hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp Giải pháp hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn tôm 30 - 40 ngày tuổi

04/09/2018
Nghiên cứu trong phòng bệnh đốm trắng (WSSV) Nghiên cứu trong phòng bệnh đốm trắng (WSSV)

Bệnh WSSV gây ra trên tôm xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 20 năm, và thiệt hại của bệnh này tăng theo thời gian.

05/09/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.