Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử Dụng Thuốc, Hoá Chất Và Kháng Sinh Khi Nuôi Thuỷ Sản

Sử Dụng Thuốc, Hoá Chất Và Kháng Sinh Khi Nuôi Thuỷ Sản
Publish date: Thursday. February 27th, 2014

Trong nuôi thủy sản, khi mức độ thâm canh càng cao thì việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng sẽ đưa đến việc sử dụng không hiệu quả hoặc tồn lưu dư lượng trong cơ thể vật nuôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng gia tăng chất hữu cơ tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học của vật nuôi; tồn lưu trong môi trường; tác động đến hệ vi sinh vật trong môi trường và tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc…

Vì vậy, khi sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi mua thuốc, hóa chất chỉ chọn các loại thuốc, hóa chất ít hủy hoại môi trường. Bao gói còn nguyên vẹn, trên bao bì phải có các thông tin như tên thuốc, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô, tên cơ sở sản xuất,…

- Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc, hóa chất đã bị cấm như: Chloramphenicol, Nitrofuran, Green Malachite, Trifluralin, Dipterex, Dapsone,…

- Không sử dụng thuốc, hóa chất kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách).

- Đối với kháng sinh, không được sử dụng trong công tác phòng bệnh để tránh gây lờn thuốc. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra và chỉ sử dụng sau khi đã xác định được mầm bệnh.

- Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Cần ngưng sử dụng ít nhất 4 tuần trước khi thu hoạch.

- Phải bảo quản thuốc, hóa chất ở nơi khô ráo, thoáng mát, để cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc, hóa chất đã mở bao gói nếu dùng chưa hết phải được cột chặt, tránh thuốc bị ẩm và giảm chất lượng. Tránh để động vật gây hại hay côn trùng tiếp xúc và phá thuốc, hóa chất.


Related news

Những điều cần biết khi nuôi tôm thẻ chân trắng (Phần 2) Những điều cần biết khi nuôi tôm thẻ chân trắng (Phần 2)

Tôm chân trắng bị tất cả các bệnh mà tôm sú gặp phải, còn nhiều hơn 2 bệnh là Taura và IHHNV...

Friday. July 20th, 2018
Nhiệt độ và tiêu thụ thức ăn ở tôm thẻ chân trắng Nhiệt độ và tiêu thụ thức ăn ở tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu về quan hệ giữa nhiệt độ và tiêu thụ thức ăn ở tôm chân trắng ở điều kiện phòng thí nghiệm và trong ao nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng

Tuesday. July 31st, 2018
Xác định nguyên nhân khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan Xác định nguyên nhân khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan

Xây dựng định nghĩa bệnh cùng các chế phẩm sinh học liên quan, thức ăn dùng trong nuôi tôm có là nguyên nhân khi tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan.

Wednesday. August 1st, 2018
Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Biofloc đã trở thành công nghệ phổ biến trong các trại nuôi tôm thẻ chân trắng - Litopenaeus vannamei.

Thursday. August 2nd, 2018
Các trường hợp “Bệnh đốm trắng” trên tôm nuôi Các trường hợp “Bệnh đốm trắng” trên tôm nuôi

Vào giai đoạn giao mùa như hiện nay, tôm nuôi bắt đầu bước vào giai đoạn xuất hiện bệnh đốm trắng xảy ra ở giai đoạn mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 32độ

Monday. August 6th, 2018