Sử Dụng Thuốc Diệt Ốc Bươu Vàng Trong Mùa Mưa
Mùa mưa chính vụ đã bắt đầu với những dự báo đầu vụ sẽ có mưa lớn, có thể gây ngập úng cục bộ, các diện tích xuống giống muộn trong đầu tháng 5 có thể thiệt hại do ốc.
Lý do chính là do thoát nước không kịp đưa đến việc sử dụng thuốc diệt ốc không đạt yêu cầu kỹ thuật. Thuốc diệt ốc có thể sử dụng trước làm đất hay sau khi làm đất, nhưng phải rút ráo nước rồi mới gieo sạ, việc này sẽ thuận lợi khi mưa dứt hẳn từng cơn.
Cái khó là lúc xuống giống mưa kéo dài, có thể diệt ốc tại chỗ trước xuống giống nhưng làm sao ngăn chặn ốc di chuyển từ kênh mương hay từ các ruộng lân cận, hoặc ngay cả lượng ốc vùi sâu tại ruộng tiếp tục trồi lên phá hại sau khi xuống giống.
Chúng tiêu diệt toàn bộ lúa mộng mới gieo, ngay cả cây lúa 1 tuần tuổi bị ngập sâu nhất là những nơi trũng. Nếu vừa gieo xong mà bị mưa ngập 3-5 cm cũng có thể dùng thuốc diệt ốc để ngăn chặn sự gây hại. Vấn đề là làm sao thoát ráo nước trong vòng 24 giờ sau xử lý thuốc để mầm lúa phát triển bình thường. Thử áp dụng một vài giải pháp cho giai đoạn xuống giống:
- Tạm ngưng xuống giống trong thời gian mưa liên tục. Lúa mộng được trải thành lớp mỏng ráo nước, phun thuốc Carban nồng độ 2- 3 (2- 3ml/ lít nước) để ngăn chặn nấm mốc phát triển. Thực tế cho thấy dù có thể thoát nước được nhưng mưa liên tục làm cho ốc hoạt động mạnh hơn, kể cả nơi ngập tạm thời và lúa gieo sạ vẫn bị thiệt hại. Sau các đợt mưa nên phun thuốc diệt ốc xong, rút ráo nước rồi mới gieo sạ.
- Nếu đã xuống giống vài ngày mà bị mưa thì củng cố bờ thửa và làm thêm mương thoát nước nội bộ, sau khi phun lại thuốc diệt ốc được 24 giờ, chủ động rút ráo nước bằng máy .
- Tập trung công sức cho giai đoạn xuống giống là tiền đề cho việc giảm chi phí đầu tư vụ hè thu. Thuốc trừ ốc là công cụ hỗ trợ để vượt qua khó khăn đầu vụ. Các hướng dẫn trên dựa vào các tính năng kỹ thuật của thuốc trừ ốc Mossade do Cty CP BVTV An Giang phân phối đã được nhiều bà con nông dân sử dụng có hiệu quả trong vụ ĐX 2005-2006.
Liều lượng sử dụng: 1 gói Mossade 18 gr/1 bình 16 lít, xịt đều 2 bình cho 1.000m2. Sau khi phun thuốc Mossade 24 tiếng đồng hồ cần tháo nước ra rồi mới xuống giống, hạt giống khi đem sạ cần phải có mầm và rễ mầm sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
ĐBSCL đang bước vào thu hoạch lúa đông xuân và đang chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè. Ở những vùng có đê bao, chủ động bơm tưới nước thường làm 3 vụ/năm, vì thế lịch thời vụ rất khẩn trương. Thường là sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đa số nông dân đốt đồng và dùng ngay lúa mới thu hoạch (vì vụ này ít người có hạt giống cũ) để làm giống sạ cho vụ mới, trong đó có nhiều người sạ chui (đốt đồng, không xới đất) nên từ khi thu hoạch đến khi xuống giống vụ mới chưa tới 10 ngày.
Đến nay, nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống được hơn 55.800 ha lúa thu đông 2012. Các trà lúa đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số loại dịch bệnh hại lúa, nhất là bệnh đạo ôn, đã và đang đe dọa làm giảm năng suất lúa trong vụ thu đông này…
Vụ đông xuân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thường phải đối diện với thời tiết rét đậm, rét hại khiến nhiều diện tích mạ và lúa mới cấy bị chết.
- Trứng rầy nâu có dạng ”quả chuối tiêu”, mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển màu vàng và có hai điểm mắt đỏ. Trứng rầy nâu đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm sát nhau theo kiểu ”úp thìa”, đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài biểu bì ngoài của bẹ lá. - Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm.
Thực hiện tốt các khâu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao, loại bỏ được một số loại bệnh hại và kí sinh trên hạt