Diệt Rầy Lưng Trắng

Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút, hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát, rắc đều cho 5 - 8 thước ruộng.
Hiện, lúa chiêm xuân ở một số tỉnh đang bị rầy lưng trắng phát sinh phá hại với mật độ cao, nhưng không phải ruộng nào cũng có.
Ruộng có biểu hiện hơi lùn cây và xít cổ, màu sắc kém tươi; thỉnh thoảng lá gốc và lá giữa có lớp bồ hóng bám, nhất là phần bẹ và mặt trên của lá. Rầy non tuổi 3, có các vệt vằn trên lưng và đậu tập trung từ sát mặt nước đến gần tai lá đòng, ruộng bị nặng có mật độ từ 200 - 300 con/khóm...
Biện pháp diệt trừ:
- Thường xuyên thăm đồng, không loại trừ ruộng nào, nhất là những ruộng đã "tốt lốp" thừa đạm ở cuối tháng 4 và mấy ngày đầu tháng 5; đồng thời nhận diện được rầy lưng trắng, triệu chứng và đặc điểm phát sinh phá hại để tập trung điều tra mật độ những ruộng có nhiều nguy cơ bị.
- Điều tra nhiều điểm trên một ruộng (1 sào ruộng cần ít nhất 8 điểm ngẫu nhiên), bằng cách rẽ nhẹ lúa và quan sát ở ngang thân cây lúa. Nếu mật độ từ 60 con trở lên/khóm thì cần phải diệt trừ:
+ Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút, hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát, rắc đều cho 5 - 8 thước ruộng, sau đó dùng sào dài lùa từng lối vào gốc cây lúa và rung nhẹ cho rầy lăn xuống mặt nước.
Khi đó, váng dầu sẽ bít lỗ thở làm rầy chết nổi đầy mặt ruộng. Bằng cách này mà những năm 80 của thế kỷ trước, nông dân ở nhiều địa phương đã trừ rầy nâu hại lúa rất hiệu quả.
+ Nếu mực nước trong ruộng không đảm bảo, hoặc có điều kiện về tài chính, nhân lực và phương tiện thì nên dùng một trong các loại thuốc lưu dẫn cực mạnh như Chess50WG, Chatot 600WG.
Chú ý: Nồng độ pha và phun theo đúng hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc; do ngày dài, nhiều nắng nóng, lại dễ dàng có mưa giông nên phải phun vào chiều mát không mưa để nâng cao hiệu quả của thuốc và an toàn cho con người.
Có thể bạn quan tâm

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen

Bệnh thối bẹ do nấm gây nên, xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông. Bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh sớm cây lúa có bông trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu

Bệnh vàng lá hay là bệnh vàng lá chín sớm. Đây là bệnh mới xuất hiện và gây hại từ vụ Đông Xuân năm 1988 ở tiền Giang. Hầu hết các giống cao sản ngắn ngày đều có thể nhiễm bệnh.

Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt

Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng