Nuôi Rắn Mối Làm Giàu
Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.
Trang trại rắn
Năm hết, Tết đến, mọi người đang hối hả đón xuân thì ở trang trại của chị Kiều Hoa lại tất bật vì những đơn hàng rắn mối cuối năm. Một mình chị Hoa cáng đáng mọi việc vì các con chị đang làm việc ở xa. May là rắn mối dễ nuôi, thức ăn lại đơn giản nên chị đỡ vất vả. Chị Hoa cho biết: “Cuối năm 2010, Võ Tuấn Hải - con trai tôi đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh - đưa tôi tới nhà một người bạn ở Bạc Liêu, gần đó có trang trại nuôi rắn mối. Sau khi được “mục sở thị”, hai mẹ con trở về và quyết định đầu tư...”.
Đầu tiên, Hải thuê đất và đầu tư nuôi rắn mối tại tỉnh Bình Dương. Bạn bè cho Hải là gàn, bỗng dưng đi nuôi bầy rắn mối chẳng biết tiêu thụ thế nào. Song song với trang trại tại Bình Dương, tận dụng đất vườn nhà tại xã Diên Phú, Hải tiếp tục đầu tư cơ sở 2, phát triển quy mô hai nơi lên hàng ngàn con.
Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.
Bầy rắn nhanh chóng tăng đàn, chỉ một thời gian ngắn đã lên tới 25.000 con, trong đó cơ sở 1: 15.000 con. Chị Hoa cho biết, nuôi rắn mối rất dễ, chúng rất hiền và gần như không bệnh tật gì. Thức ăn hàng ngày của rắn rất đơn giản, chủ yếu là cơm nguội và cá tạp chặt khúc, đặc biệt rắn mối rất thích ăn mối sống. Rắn mối cái đẻ rất nhanh, hai năm 5 lứa, mỗi lứa 14 - 15 con. “Rắn mẹ đẻ ra cái bọc rồi bỏ đi, đàn con ủi rách bọc, ùa ra ngoài, bé xíu, chừng 3 - 5cm nhưng chạy rất nhanh. Nếu không cẩn thận, con đực có thể ăn rắn mối con. Ta đưa chúng vào thau, bỏ vào miếng bông gòn tẩm ướt để rắn con uống. 1 - 2 ngày tuổi thì cho ăn dế con, 10 ngày cho ăn thức ăn như con lớn...” - chị Hoa cho biết. Rắn mối đực, cái rất dễ phân biệt: con đực có sọc màu đỏ, chạy dài hai bên hông; con cái mỏ vàng, không có sọc và nhỏ hơn. Chuồng trại nuôi rắn khá đơn giản, nửa kín, nửa hở để rắn trú nắng mưa và có thời gian phơi nắng. Vách chuồng làm bằng tôn láng để rắn không chui ra ngoài; dưới mái che đặt gạch ống làm nơi trú ngụ cho rắn...
Làm giàu nhờ rắn
Đến nay, chủ nhân của bầy rắn mối đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi rắn. Cơ sở của chị phân ra nhiều ngăn, nhiều ô, có ô dành cho rắn thịt, ô dành cho rắn sinh sản... Hàng ngày, có rất nhiều người tới tham quan, tìm hiểu. Chị Hoa cho biết, những ngày cuối năm, các đơn hàng đến dồn dập. Nhiều người biết hiệu quả của việc nuôi rắn mối nên liên tục gọi điện đặt hàng làm thị trường rắn mối càng sôi động. Hiện giá rắn mối trưởng thành 8.000 - 9.000 đồng/con (40 con/kg), rắn bố mẹ 12.000 - 13.000 đồng/con (30 con/kg). Rắn mối thịt đang có giá từ 360.000 - 500.000 đồng/kg tùy theo thời điểm và kích cỡ. Trong 1 tháng, chị Hoa bán hơn 20.000 con, có ngày bán tới 2.000 con, doanh thu hơn 20 triệu đồng/ngày... Đặc biệt, khi khách hàng đến mua rắn mối giống, chị Hoa đều gửi kèm cuốn tài liệu hướng dẫn quy trình nuôi, cách chế biến đặc sản rắn mối.
Theo Đông y, thịt rắn mối rất bổ dưỡng, trị được bệnh khò khè của trẻ em, giúp làn da phụ nữ thêm mịn màng…
Tuy bận rộn với công việc liên quan đến công nghệ thông tin nhưng hàng ngày, anh Hải không quên chăm sóc đàn rắn. Anh cho biết, thời gian tới sẽ chuyển dần đàn rắn mối ở Bình Dương về quê cho tiện việc trông coi. Theo anh Hải, hiện thị trường rắn mối đang rất “hot”. Nha Trang còn ít nhà hàng bán thịt rắn mối nhưng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh... món thịt rắn mối đang là đặc sản tại các nhà hàng, quán nhậu. Anh cho biết, thịt rắn mối rất ngọt, thơm ngon, xương mềm như sụn. Hiện các nhà hàng thường có thực đơn 8 món rắn mối là: chiên giòn, cháo, hầm sả ớt, nướng mọi, nướng chao, xào nghệ, gỏi và nướng lá cách... Cơ sở của anh Hải đang nhận thu mua lại rắn mối thịt từ những nơi trước đây anh đã cung cấp rắn giống, hiện có hơn 20 vệ tinh tại Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Thuận..., hàng ngày tiêu thụ 15 - 20kg rắn mối thịt, chưa kể số lượng tại trang trại.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Theo đánh giá của ngành chức năng, trong tháng 01/2015, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và đánh bắt được mùa. Mặt khác, giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là yếu tố làm cho các chủ tàu tích cực ra khơi bám biến nên sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ.
Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 1/2015, ước đạt 186.000 tấn, tăng 1,8% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100 ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Ông Lâm Vĩnh Gia, ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện khá thành công với mô hình nuôi cá còm thịt và nhân giống loại cá này. Cá còm còn có tên gọi cá nàng hai, là loài cá được phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh.