Sử Dụng Lá Bạch Đàn Phòng Ngừa Bệnh Heo Tai Xanh
Cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn.
Nhiều năm qua, anh Tạ Hoàng Thạch (sinh năm 1978) ở ấp Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã sử dụng lá cây bạch đàn để ngừa bệnh heo tai xanh. Nhờ phương pháp này anh không phải mất cả trăm triệu đồng mỗi năm để mua vắc xin tiêm phòng cho trang trại heo nhà mình.
Anh Thạch kể: năm 2006, tình cờ có một cây bạch đàn ngã vào chuồng có heo đang bị bệnh cúm và chúng ăn những lá bạch đàn. Không ngờ những ngày sau đó, những con heo có ăn lá bạch đàn dần khoẻ mạnh và khỏi bệnh. Thấy vậy, anh Thạch liền áp dụng thử nghiệm. Bước đầu anh sử dụng 3kg lá bạch đàn cùng với 6 lít nước và đường cát rồi nấu trong thời gian 30 phút, để nguội pha với cám cho heo ăn liên tục. Kết quả là đàn heo của anh không bị nhiễm bệnh.
Sau đó, anh Thạch bắt đầu tạo ra các sản phẩm thức ăn phòng ngừa bệnh heo tai xanh bằng lá bạch đàn. “Nhờ kết hợp phương pháp phòng bệnh heo tai xanh bằng cách chế biến thức ăn pha trộn lá bạch đàn nên từ năm 2011 đến nay, không chỉ trang trại của tôi mà cả ở một số hộ sử dụng phương pháp này không hề xảy ra dịch bệnh trên đàn heo”- anh Thạch khẳng định.
Anh Thạch chia sẻ, cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn. Để minh chứng điều đó, anh Thạch cho biết: “Từ khi tôi áp dụng phương pháp phòng bệnh này, trang trại của tôi đã tiết kiệm được khoảng 600 triệu đồng tiền mua vắc xin phòng ngừa bệnh tai xanh”.
Cũng ở ấp Phước Lễ, anh Vũ Hà Thu- một trong những người chăn nuôi heo được anh Thạch chia sẻ kinh nghiệm sử dụng lá bạch đàn để ngừa bệnh tai xanh cho biết: “Nhờ anh Thạch chỉ cách ứng dụng này mà hơn 2 năm nay đàn heo nhà tôi không bị bệnh tai xanh như trước nữa. Đặc biệt, từ lúc áp dụng phương pháp này, tôi không phải tốn tiền mua vắc xin heo tai xanh”.
Theo anh Thu, cách đây khoảng 3 năm, gia đình anh cũng như nhiều người chăn nuôi heo khác bị khốn đốn vì dịch heo tai xanh. Nay thì anh yên tâm hơn.
Mới đây, phương pháp phòng ngừa bệnh heo tai xanh bằng cách pha trộn lá bạch đàn vào thức ăn của anh Tạ Hoàng Thạch được Huyện đoàn Dương Minh Châu vận động đăng ký tham gia Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Tây Ninh năm 2012 - 2013. Rất mong các nhà khoa học nghiên cứu trường hợp này, để có kết luận chính xác giúp bà con nông dân
Có thể bạn quan tâm
Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.
Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.
Trạm Bảo vệ thực vật Bến Cát - Bàu Bàng cho biết, hiện trên địa bàn xuất hiện rệp vảy hại cây cao su, tập trung chủ yếu ở các bộ phận lá, ngọn non và cành. Rệp vảy chích hút chất dinh dưỡng làm cho lá không quang hợp được ánh sáng, cây sinh trưởng chậm, thậm chí làm các cành và cây cao su khô héo rồi chết.
Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân giảm giá thành, nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường.