Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết: Trước tình hình nuôi tôm sú gặp khó khăn do ảnh hưởng của hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng… vụ tôm 2013 nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
Đến cuối tháng 5/2013 các huyện có 2.108 hộ thả nuôi 588 triệu con giống trên diện tích 1.192 ha; sản lượng thu hoạch gần 1.400 tấn tôm thương phẩm. So cùng thời điểm vụ nuôi năm 2012, diện tích tăng 12 lần, con giống tăng 12,3 lần, sản lượng tăng 34,6 lần.
Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng Chi cục NTTS Trà Vinh, tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, tôm nguyên liệu loại 45 - 60 con/kg giá từ 116.000 - 133.000 đ/kg, tăng từ 36.000 - 50.000 đ/kg so vụ nuôi 2012; người nuôi lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu về các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu tăng cao được công bố tại hội nghị kiểm soát ATTP thủy sản xuất khẩu do Bộ NN & PTNT tổ chức mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh là rất đáng báo động.

Ngày 9.11, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh tổ chức kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm lại trên 500 con heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm, ở ấp 5, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

Là một huyện thuần nông, ngoài phát triển nghề rừng, trồng cây lương thực, những năm gần đây huyện An Lão (Bình Định) còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt… tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập kinh tế hộ.

Trước đây, nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) phát triển rất mạnh, hàng năm cứ vào tháng 3 đến tháng 5, các hộ chuyên nuôi ong từ các tỉnh miền Đông hoặc tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… sang tìm “đặt chỗ” với các nhà vườn trong huyện để nuôi ong lấy mật.

Thịt heo bẩn là một trong những nỗi lo thường trực của người tiêu dùng vì rất khó tránh trong các bữa ăn