Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày

Sử Dụng Hệ Thống Phun Sương Làm Mát Chuồng Trại Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Giúp Tăng 0.3 Kg Sữa/con/ngày
Ngày đăng: 24/06/2012

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.

Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã đầu tư mô hình trình diễn “Chăn nuôi bò sữa bền vững – bảo vệ môi trường” với công nghệ làm mát từ hệ thống phun sương cho 3 hộ (> 20 con cái vắt sữa/hộ) nuôi bò sữa tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 với tổng kinh phí đầu tư là 19.800.000 đồng (50% kinh phí mô hình) nhằm giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ và tiến tới chăn nuôi bò sữa bền vững – bảo vệ môi trường. Các hộ tham gia được tập huấn hỗ trợ về kỹ thuật như chăm sóc nuôi dưỡng, ủ chua cỏ bằng rỉ mật, xử lý chất thải làm khí đốt, tận dụng nước thải từ hầm biogas tưới cho đồng cỏ thâm canh tiết kiệm chi phí, cách ghi chép thông tin để quản lý đàn, phòng ngừa dịch bệnh, tiêm phòng… làm tiền đề cho việc áp dụng VietGAHP.

Sau 6 tháng theo dõi (tháng 10/2011 – tháng 4/2012), kết quả cho thấy việc sử dụng hệ thống phun sương làm mát đã làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi đáng kể (từ 2 - 3 độ C so với ngoài trời), bò ít bệnh, sản lượng sữa bình quân tăng 0,3 kg/con/ngày, chất lượng sữa đáp ứng yêu cầu nhà thu mua (vật chất khô 12%, béo sữa 3,5%), giảm chi phí thuốc thú y và hiệu quả kinh tế so với trước của mỗi hộ trung bình đạt hơn 20.000.000 đồng/năm.

Qua buổi lượng giá (ngày 13/6/2012), mô hình được bà con nông dân đánh giá cao vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ và theo nguyện vọng của bà con nông dân, Hội Nông dân Phường Tân Chánh Hiệp đề nghị đơn vị hỗ trợ thêm 1 - 2 mô hình nữa cho Phường. Theo Ông Võ Ngọc Anh – Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh: Khó khăn của nền nông nghiệp đô thị là tình trạng thiếu lao động sản xuất, hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp mang lại không cao. Phát triển chăn nuôi nói chung, bò sữa nói riêng phải gắn với cơ giới hóa để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và nâng cao thu nhập cho nông dân. Với kết quả khả quan này rất mong bà con nông dân chung tay với Khuyến nông để triển khai nhân rộng mô hình. Hiện nay đề án cơ giới hóa bò sữa đang xúc tiến mà khi thực hiện thì nông dân trên địa bàn TP được hỗ trợ đầu tư máy vắt sữa, máy băm cỏ phục vụ cho phát triển nghề chăn nuôi bò sữa hiệu quả, bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Đi săn rồng đất Đi săn rồng đất

Rồng đất (còn gọi là kỳ tôm hay càng tôm) sống trong môi trường hoang dã, là đặc sản của các nhà hàng ở Tây Nguyên thời gian gần đây.

22/05/2015
Doanh nghiệp bao tiêu 15 nghìn con thỏ/tháng Doanh nghiệp bao tiêu 15 nghìn con thỏ/tháng

Thông tin từ UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang), Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Ninh Bình) vừa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ dược liệu cho HTX chăn nuôi thỏ Hợp Thành (Sơn Động).

22/05/2015
Hướng đi mới cho con tôm Hướng đi mới cho con tôm

Có thể nói, nhiều địa phương ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, con tôm rất được kỳ vọng để giúp người dân đổi đời, giúp địa phương phát triển kinh tế. UBND xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thừa nhận, hồi trước đời sống người dân vùng này rất cơ cực, cứ mãi thiếu trước hụt sau, bởi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả.

22/05/2015
Hỗ Trợ Hoa Màu Bị Thiệt Hại Do Nắng Hạn Hỗ Trợ Hoa Màu Bị Thiệt Hại Do Nắng Hạn

Ba xã miền núi, vùng cao: Đông Giang, Đông Tiến, La Dạ huyện Hàm Thuận Bắc có 721 ha bắp lai bị khô héo, thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, ở các xã Hòa Thắng, Phan Lâm, Phan Sơn huyện Bắc Bình 687 ha đậu phụng, bắp lai, cây lâm nghiệp của hơn 400 hộ xuống giống 2 tháng gặp phải khô hạn, héo úa, không lên nổi; thiệt hại gần 1,3 tỷ đồng.

17/11/2014
Săn cá thu nước ngọt Săn cá thu nước ngọt

Chiều! Mực nước sông Hậu vừa rún ròng, cũng là lúc “ngư phủ” dong xuồng bủa lưới bắt cá. Đang ở cuối mùa đánh bắt cá bông lau nên bà con chuyển sang giăng lưới cá thu. Cứ thế, cuộc sống mưu sinh trên sông nước xoay vòng theo năm tháng.

22/05/2015