Gặp người sản xuất thiết bị sàng phân loại chanh

Gặp anh Nhung ở nhà tại ấp 1A, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, chúng tôi được anh cho biết sau khi học hết lớp 9, anh chuyển sang học nghề cơ khí. Sau nhiều năm học tập và lăn lộn với nghề anh đã có được một số ít kinh nghiệm để tự lập cơ sở riêng. Cơ sở cơ khí của anh không chỉ sản xuất các sản phẩm xây dựng mà còn có những hoạt động dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp. Một trong những sản phẩm ưng ý của anh trong thời gian qua là sản xuất được thiết bị sàng phân loại chanh.
Anh cho biết gia đình anh và nhiều bà con trồng chanh khác ở các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Đức Huệ đều gặp khó khăn khi thuê nhân công để hái chanh và phân loại chanh theo yêu cầu của thị trường. Trở ngại đó là động lực thúc đẩy anh tìm tòi, nghiên cứu với mong muốn làm bằng được một chiếc máy có thể phân loại chanh với yêu cầu giảm tối đa lao động cho công việc này.
Từ đó, anh bắt đầu tìm hiểu những thiết bị có tính năng sàng phân loại chanh hiện có trong và ngoài tỉnh, cụ thể anh đã nghiên cứu thiết bị phân loại chanh có xuất xứ từ Thái Lan. Qua phân tích kiểu thiết kế, nguyên vật liệu và vận hành của thiết bị này, anh nhận thấy có thể thực hiện một số mặt cải tiến thì sẽ được người sử dụng chấp nhận và phù hợp với thị trường phân loại, tiêu thụ chanh ở địa phương.
Chiếc máy anh sản xuất ra có nhiều ưu điểm hơn máy nhập ngoại. Anh thay thế trụ phân loại bằng nhôm bằng ống nhựa PVC giúp chanh không bị lọt xuống đường ống dẫn chanh ra ngoài làm dừng máy… Ngoài ra, anh cũng thay đổi nhiều loại nguyên vật liệu khác để giảm đáng kể giá thành sản xuất. Thiết bị hoàn chỉnh của anh giao đến tận nơi đặt hàng là 14 triệu đồng/chiếc, trong khi đó máy nhập ngoại có giá hơn 40 triệu đồng/chiếc. Thiết bị sàng phân loại chanh của anh Nhung có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn (dài 4m, ngang 1m). Toàn bộ hệ thống máy phân loại được vận hành bởi mô tơ điện giảm tốc 0,5 sức ngựa. Thiết bị vận hành dựa trên nguyên lý tổ hợp băng chuyền gồm 4 trục lăn, trọng lượng của máy nặng 200kg di chuyển dễ dàng bằng hệ thống bánh xe đẩy được lắp phía dưới.
Thiết bị phân loại được 5 loại chanh có các kích cỡ đường kính nhỏ hơn 36mm, 38mm, 40mm, 42mm và lớn hơn 42 mm. Trung bình mỗi giờ máy phân loại từ 2.500kg – 3.000kg chanh so với lao động thủ công cần khoảng 15 người. Anh cho biết từ khi chiếc máy ra đời đầu tiên vào tháng 8/2013, đến nay anh đã sản xuất trên 30 máy và được hầu hết các cơ sở thu mua chanh trong huyện Bến Lức, Đức Huệ, các tỉnh Tây Ninh, Bến Tre mua về sử dụng và đánh giá cao.
Anh cho biết thêm, hiện nay anh đã và đang hoàn chỉnh một chiếc máy liên hợp các khâu: phân loại chanh, rửa chanh, đánh bóng chanh để đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu và nhất là tiếp tục giảm nhu cầu lao động thủ công theo hướng cơ giới hóa.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Bộ NNPTNT đã đưa ra kế hoạch sẽ “nâng cấp” vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm với mục tiêu sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn để nâng cao đời sống nông dân. Vậy vụ đông sẽ được phát triển ra sao?

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt mặt hàng nông sản ế ẩm của nông dân Tây Nguyên được một phụ nữ và các bạn của cô nỗ lực đưa lên mạng để tìm hướng tiêu thụ.

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.