Sử dụng bột bã mía trong nuôi tôm
Sử dụng bột bã mía
Bột bã mía được dùng làm chất đốt, làm thức ăn cho trâu bò và làm phân bón, giúp bổ sung chất sắt, kẽm, phốtpho, các bon, can xi... cho cây. Trong nuôi tôm, bột bã mía được dùng để bổ sung chất khoáng cho tảo, giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi trong nước, ổn định môi trường nước và cung cấp một số chất (sắt, kẽm...) cho tôm nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng (TTCT); đồng thời, khi ứng dụng phương pháp này, chỉ số pH, độ kiềm trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Hiện nay nhà máy mía đường Sóc Trăng đã dùng bã mía nghiền thành bột mịn, trộn vi sinh ủ lên men đóng bao bán trên thị trường với giá 2.400 đồng/kg.
Chuẩn bị ao nuôi
Diện tích ao 2.000 - 5.000 m2, ao nên có hình chữ nhật. Quy trình cải tạo ao, người nuôi thực hiện đúng như quy trình cải tạo ao nuôi tôm bình thường (tát cạn sên vét đáy, rải vôi, gia cố bờ cống, quây lưới...)
Nước cấp cho ao cũng được lấy từ ao lắng, khử trùng và diệt giáp xác, duy trì mực nước ao 1,2 - 1,4 m.
Sau khi lấy nước vào ao, thay vì bón bột đậu nành, bột cá gây màu nước thì người nuôi sử dụng bột bã mía hòa loãng té đều xuống ao, liều lượng 1 kg/100 m3 nước. Những đáy ao thuần thì sau 2 đợt bón bột bã mía (5 ngày/lần) thì màu nước lên đẹp. Đối với những ao nuôi có nền đáy bị chai, khó gây màu nước thì có thể tăng tần suất sử dụng bột bã mía lên 2 ngày/lần cho đến khi màu nước đạt yêu cầu (màu vỏ đậu hoặc bã trà nhạt), kiểm tra các yếu tố môi trường như pH 7,5 - 8, kiềm 120 - 130 mg/l, NH3 < 0,1 ; H2S = 0, hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l thì có thể thả giống.
Giống và mật độ thả
Tiêu chuẩn chọn con giống cũng như quy trình nuôi bình thường, giống nên được kiểm dịch và có chất lượng tốt.
Để đạt hiệu quả trong mô hình này người nuôi nên thả tôm với mật độ thưa, TTCT thả mật độ 30 - 35 con/m2, tôm sú 8 - 12 con/m2. Cần lắp đặt quạt khí và vận hành quạt đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi. Nên thả giống lúc thời tiết mát mẻ (sáng sớm hoặc chiều tối), và thả ở đầu gió để tôm phát tán được ra khắp ao.
Quản lý và chăm sóc
Thức ăn và chế độ cho ăn, người nuôi nên áp dụng đúng theo quy trình nuôi tôm bình thường.
Về quản lý môi trường, trong 2 tháng đầu người nuôi không phải bón bất cứ chế phẩm vi sinh hoặc chất khoáng bổ sung nào vào nước ao nuôi mà chỉ bón bột bã mía định kỳ xuống ao với liều lượng 10 kg/1.000 m3 nước ao. Lưu ý trước khi bón 1 ngày và sau khi bón 2 ngày người nuôi cần lấy mẫu nước để kiểm tra các yếu tố môi trường (mật độ vi khuẩn trong nước, pH, kiềm…) để đánh giá tác dụng của bột bã mía và có thể tăng giảm cho hợp lý.
Trong quá trình nuôi, nên chú ý chất lượng màu nước và các yếu tố cơ bản (pH, kiềm…) để điều chỉnh bằng cách bón thêm bột bã mía cho hợp lý. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá vó để điều chỉnh đủ lượng thức ăn, tránh dư thừa. Trong thời gian nuôi cần duy trì mực nước 1 m trở lên và không nên lội xuống ao mò bắt kiểm tra tôm khi trời nắng nóng. Cần trộn vào thức ăn Vitamin C, thuốc bổ gan để tăng sức đề kháng cho tôm.
Sau 2 tháng nuôi, lúc này tôm đã lớn, sức đề kháng tốt hơn, nhưng lượng chất thải cũng nhiều. Do vậy, ngoài việc bón bột bã mía định kỳ, người nuôi có thể sử dụng thêm chế phẩm vi sinh để xử lý nền đáy ao, tăng cường duy trì quạt khí giúp tôm hô hấp được tốt.
Thu hoạch
Sau 3 - 4 tháng nuôi đối với TTCT và 5 - 6 tháng nuôi đối với tôm sú thì có thể thu hoạch; tuy năng suất không cao như ao nuôi mật độ cao nhưng bù lại tôm luôn khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng và kích cỡ lớn, tôm TTCT 40 - 50 con/kg, tôm sú 25 - 35 con/kg, năng suất 3,5 - 4 tấn TTCT/ha và 1,5 - 2 tấn tôm sú/ha; giá bán cao và đặc biệt ở quy trình này là chất lượng môi trường nước luôn được quản lý tốt, ít dịch bệnh và có thể nuôi bền vững.
Tags: bot ba mia, ao nuoi tom, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Trong nuôi tôm, ít người chú ý đến kỹ thuật thả tôm vì đơn giản họ nghĩ rằng thả tôm như thế nào cũng không ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Thực tế không phải như vậy, kỹ thuật thả tôm rất quan trọng đến sự thích nghi và sức khỏe của tôm sau khi được chuyển từ môi trường này đến môi trường khác.
Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh.
1. Hàng ngày: ghi chép đầy đủ những hiện tượng không bình thường của tôm và số lượng tôm bệnh hoặc chết ở gần bờ. Cần vớt số tôm chết lên và chôn chúng ở một nơi cách xa các ao tôm.
Người dân Cà Mau nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, không còn xa lạ gì với cây mắm- một loài cây tiên phong lấn biển và “có công rất lớn” trong việc hình thành và phát triển rừng ngập mặn.
Cải tạo môi trường ao nuôi tốt hơn Kiểm tra và cải tạo môi trường ao nuôi để giảm mức độ thiệt hại xảy ra. Bao gồm các bước sau :