Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Sử dụng bột bã mía trong nuôi tôm

Sử dụng bột bã mía trong nuôi tôm
Publish date: Monday. May 18th, 2015

Sử dụng bột bã mía

Bột bã mía được dùng làm chất đốt, làm thức ăn cho trâu bò và làm phân bón, giúp bổ sung chất sắt, kẽm, phốtpho, các bon, can xi... cho cây. Trong nuôi tôm, bột bã mía được dùng để bổ sung chất khoáng cho tảo, giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi trong nước, ổn định môi trường nước và cung cấp một số chất (sắt, kẽm...) cho tôm nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng (TTCT); đồng thời, khi ứng dụng phương pháp này, chỉ số pH, độ kiềm trong nước ổn định ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Hiện nay nhà máy mía đường Sóc Trăng đã dùng bã mía nghiền thành bột mịn, trộn vi sinh ủ lên men đóng bao bán trên thị trường với giá 2.400 đồng/kg.

Chuẩn bị ao nuôi

Diện tích ao 2.000 - 5.000 m2, ao nên có hình chữ nhật. Quy trình cải tạo ao, người nuôi thực hiện đúng như quy trình cải tạo ao nuôi tôm bình thường (tát cạn sên vét đáy, rải vôi, gia cố bờ cống, quây lưới...)

Nước cấp cho ao cũng được lấy từ ao lắng, khử trùng và diệt giáp xác, duy trì mực nước ao 1,2 - 1,4 m.

Sau khi lấy nước vào ao, thay vì bón bột đậu nành, bột cá gây màu nước thì người nuôi sử dụng bột bã mía hòa loãng té đều xuống ao, liều lượng 1 kg/100 m3 nước. Những đáy ao thuần thì sau 2 đợt bón bột bã mía (5 ngày/lần) thì màu nước lên đẹp. Đối với những ao nuôi có nền đáy bị chai, khó gây màu nước thì có thể tăng tần suất sử dụng bột bã mía lên 2 ngày/lần cho đến khi màu nước đạt yêu cầu (màu vỏ đậu hoặc bã trà nhạt), kiểm tra các yếu tố môi trường như pH 7,5 - 8,  kiềm 120 - 130 mg/l, NH3 < 0,1 ; H2S = 0,  hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l thì có thể thả giống.

Giống và mật độ thả

Tiêu chuẩn chọn con giống cũng như quy trình nuôi bình thường, giống nên được kiểm dịch và có chất lượng tốt.

Để đạt hiệu quả trong mô hình này người nuôi nên thả tôm với mật độ thưa, TTCT thả mật độ 30 - 35 con/m2, tôm sú 8 - 12 con/m2. Cần lắp đặt quạt khí và vận hành quạt đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi. Nên thả giống lúc thời tiết mát mẻ (sáng sớm hoặc chiều tối), và thả ở đầu gió để tôm phát tán được ra khắp ao.

Quản lý và chăm sóc

Thức ăn và chế độ cho ăn, người nuôi nên áp dụng đúng theo quy trình nuôi tôm bình thường.

Về quản lý môi trường, trong 2 tháng đầu người nuôi không phải bón bất cứ chế phẩm vi sinh hoặc chất khoáng bổ sung nào vào nước ao nuôi mà chỉ bón bột bã mía định kỳ xuống ao với liều lượng 10 kg/1.000 m3 nước ao. Lưu ý trước khi bón 1 ngày và sau khi bón 2 ngày người nuôi cần lấy mẫu nước để kiểm tra các yếu tố môi trường (mật độ vi khuẩn trong nước, pH, kiềm…) để đánh giá tác dụng của bột bã mía và có thể tăng giảm cho hợp lý.

Trong quá trình nuôi, nên chú ý chất lượng màu nước và các yếu tố cơ bản (pH, kiềm…) để điều chỉnh bằng cách bón thêm bột bã mía cho hợp lý. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá vó để điều chỉnh đủ lượng thức ăn, tránh dư thừa. Trong thời gian nuôi cần duy trì mực nước 1 m trở lên và không nên lội xuống ao mò bắt kiểm tra tôm khi trời nắng nóng. Cần trộn vào thức ăn Vitamin C, thuốc bổ gan để tăng sức đề kháng cho tôm.

Sau 2 tháng nuôi, lúc này tôm đã lớn, sức đề kháng tốt hơn, nhưng lượng chất thải cũng nhiều. Do vậy, ngoài việc bón bột bã mía định kỳ, người nuôi có thể sử dụng thêm chế phẩm vi sinh để xử lý nền đáy ao, tăng cường duy trì quạt khí giúp tôm hô hấp được tốt.  

Thu hoạch

Sau 3 - 4 tháng nuôi đối với TTCT và 5 - 6 tháng nuôi đối với tôm sú thì có thể thu hoạch; tuy năng suất không cao như ao nuôi mật độ cao nhưng bù lại tôm luôn khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng và kích cỡ lớn, tôm TTCT 40 - 50 con/kg, tôm sú 25 - 35 con/kg, năng suất 3,5 - 4 tấn TTCT/ha và 1,5 - 2 tấn tôm sú/ha; giá bán cao và đặc biệt ở quy trình này là chất lượng môi trường nước luôn được quản lý tốt, ít dịch bệnh và có thể nuôi bền vững.

Tags: bot ba mia, ao nuoi tom, nuoi trong thuy san


Related news

Cần phòng bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá điêu hồng nuôi bè Cần phòng bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá điêu hồng nuôi bè

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá điêu hồng lồng bè phát triển mạnh, mức độ thâm canh cao hơn, tuy nhiên, chất lượng cá giống giảm cùng với môi trường nước xấu, khiến cho dịch bệnh trên cá điêu hồng nuôi bè xảy ra trầm trọng và giá trị thiệt hại tăng. Bệnh phổ biến nhất trên cá điêu hồng là phù mắt, xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus gây ra.

Wednesday. August 12th, 2015
Kiểm soát tốt bệnh vi bào tử trùng để nuôi tôm thành công Kiểm soát tốt bệnh vi bào tử trùng để nuôi tôm thành công

Bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là bệnh không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu thả nuôi với biểu hiện tôm chậm lớn hơn rất nhiều so với bình thường.

Wednesday. August 12th, 2015
Sinh vật mang mầm bệnh và khả năng truyền bệnh vi-rút ở tôm nuôi Sinh vật mang mầm bệnh và khả năng truyền bệnh vi-rút ở tôm nuôi

Bệnh vi-rút trên tôm đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam và thế giới. Theo thống kê của tổ chức thú y thế giới (World Organisation for Animal Health – OIE), hiện có sáu bệnh vi rút gây thiệt hại cho nhiều đối tượng tôm nuôi (tôm sú, thẻ chân trắng và tôm càng xanh) cần được lưu ý. Bệnh vi-rút có khả năng gây tỉ lệ chết cao, tốc độ chết nhanh và cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị.

Wednesday. August 12th, 2015
Hạn chế thả giống tôm biển do dịch bệnh đốm trắng đang phát triển trên diện rộng Hạn chế thả giống tôm biển do dịch bệnh đốm trắng đang phát triển trên diện rộng

Mặc dù đang cao điểm thả giống tôm biển nhưng do tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm lớn đã tạo điều kiện cho mầm bệnh đốm trắng trong ao phát sinh và có dấu hiệu bùng phát ở địa bàn một số xã nuôi tôm biển tập trung, chiếm trên 16% tổng diện tích thả nuôi.

Wednesday. August 12th, 2015
Sản xuất thành công vacxin phòng bệnh VNN trên cá mú Sản xuất thành công vacxin phòng bệnh VNN trên cá mú

Vừa qua, tại Hà Nội, đề tài “Nghiên cứu phương pháp phát hiện virus gây bệnh và sản xuất vacxin phòng bệnh hoại tử thần kinh (VNN) cho cá mú nuôi” do TS Phạm Thị Tâm cùng các cộng sự ở Viện Đại học Mở Hà Nội, Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc, trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Công nghệ Sinh học thực hiện đã được nghiệm thu.

Wednesday. August 12th, 2015