Sống Nhờ Cơn Lũ Dữ Ở Đồng Bằng Cửu Long
Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá... kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Người dân ở xã Phú Lộc, huyện Tân Châu, An Giang, đặt dớn cá linh mỗi ngày mang lại thu nhập hơn 500.000 đồng đến cả triệu bạc.
Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
Chị Thái Thị Bé Sáu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, lũ về hái bông điên điển bán 50.000-60.000 đồng một ngày.
Vợ chồng anh Trương Văn Phong, ở xã Thường Phước Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp, những ngày qua đưa nhau bơi xuồng ra sông cào hến, kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng mỗi hôm.
Cô gái trẻ Nguyễn Thị Tươi ở Tịnh Biên hàng ngày bơi xuồng qua khu vực gần biên giới Campuchia hái bông súng để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chiều về bông súng được tập kết tại chợ Châu Đốc để đem đi tiêu thụ khắp nơi đồng bằng sông Cửu Long.
Cả gia đình cùng đánh bắt cá trong mùa lũ.
Cánh đồng ngập nước trắng xóa, người dân đi cắt lúa sớm. Anh nông dân này tranh thủ đánh một giấc trên đống lúa vừa thu được ở vùng nước nổi.
Năm nay lũ lớn ở miền Tây nên người dân trúng mùa cá, tôm.
Cá lóc đánh bắt được không ăn hết phải xẻ ra phơi khô để bán hoặc để dành ăn dần.
Related news
Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.
Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.
Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…