Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Sống được với nghề gốm

Sống được với nghề gốm
Tác giả: Hùng Phiên
Ngày đăng: 14/12/2015

Đến làng gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn, điều dễ nhận thấy đầu tiên là sự chuyên cần lao động của người dân trong từng thôn xóm.

Những sản phẩm như nồi đất, chậu đất, ấm đất, lò đất, ngày ngày vẫn ra lò và đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong nước.

Ngoài thị trường truyền thống như Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên, gốm đất nung ở đây còn vươn đến TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Kiên Giang ở phía Nam; ra đến Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc.

Theo ông Cù Văn Thanh, ở thôn Nhạn Tháp, làng gốm này hiện còn trên 30 hộ tham gia làm nghề.

Ở 2 thôn Vân Sơn và Bắc Nhạn Tháp hiện có trên 100 lao động làm nghề gốm.

Theo chị Cù Thị Nga, ở thôn Vân Sơn, cơ sở làm lò đất của gia đình chị vẫn sản xuất bình thường, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với thu nhập bình quân 150- 200 ngàn đồng/người/ngày.

Dù phương tiện bếp hiện đã thay đổi nhiều, nhưng sản phẩm lò đất Vân Sơn vẫn đang được tiêu thụ khá ổn định.

Cơ sở của chị Nga xuất xưởng mỗi ngày hàng trăm lò đất.

“Trước đây, chiếc lò chỉ toàn đất nung, nhưng hiện nay chiếc lò đất đã được bọc tôn bên ngoài.

Điều này nhằm làm tăng độ bền và thẩm mỹ cho sản phẩm lò đất.

Các đại lý mua lò đất nung với giá 20.000 đồng/cái, về bán lại với giá gấp đôi, gấp ba” - chị Nga cho biết.

“Trước đây khoảng mười năm, gia đình tôi tưởng đã bỏ nghề, vì sản phẩm ít có người mua.

Thế nhưng nhờ sự thông tin kết nối từ một số đầu mối, tôi mới biết thói quen dùng sản phẩm gốm đang trở lại.

Họ có những đơn hàng yêu cầu làm rất khác kiểu truyền thống ở đây, thế nên chúng tôi cố gắng “động não” làm hoàn chỉnh.

Vậy là lò gốm đỏ lửa!” - một chủ cơ sở gốm ở thôn Bắc Nhạn Tháp, chia sẻ.

Lò gốm của ông Cù Văn Sinh, ở làng nghề Vân Sơn, đều đặn mỗi tháng sản xuất 3.000 sản phẩm gốm các loại, trị giá khoảng 300 triệu đồng, chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh Tây Nguyên.

Ngoài 2 lao động chính trong gia đình, cơ sở này còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 thợ gốm địa phương.

“Làng gốm bây giờ liên tục truy cập thị trường.

Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến khách hàng sau mỗi đợt xuất sản phẩm.

Nếu có điểm nào không vừa ý thì chỉnh sửa ngay trong đợt lò kế tiếp.

Lực lượng nghệ nhân ở đây luôn phải năng động thực hiện tối đa các yêu cầu về mẫu mã của khách hàng, kể cả những đơn hàng gốm mỹ nghệ, xây dựng, rất phức tạp.

Nhạy bén như vậy mới trụ được với nghề chớ” - ông Sinh khẳng định.

Ông Lê Văn Chơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hậu, cho hay: Cùng với nỗ lực khôi phục làng nghề, chính quyền địa phương luôn có kế hoạch ưu tiên hỗ trợ vốn và kỹ thuật để người dân phát triển tay nghề, thêm sản phẩm mới, tăng thu nhập.

Đó là việc hướng mạnh vào sản xuất gốm mỹ nghệ đất nung.

Tiếp đến là xây dựng làng gốm Nhạn Tháp - Vân Sơn thành một trong những điểm tham quan du lịch phục vụ du khách khi đến Bình Định.

 


Có thể bạn quan tâm

Giữ Nghề Dệt Chiếu Cho Làng Giữ Nghề Dệt Chiếu Cho Làng

Làng nghề chiếu Hới (xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình) đã có tuổi đời nghìn năm. Giờ đây, những nghệ nhân và người dân đang nỗ lực giữ nghề dệt chiếu và sản phẩm chiếu Hới.

24/06/2012
Hướng Mở Cho Làng Nghề Cá Khô Vàm Láng Hướng Mở Cho Làng Nghề Cá Khô Vàm Láng

Thị trấn Vàm Láng không chỉ được nhiều người biết đến với cảng cá lớn nhất khu vực Gò Công, Lễ hội Nghinh Ông, Di tích Lăng Ông Nam Hải… mà còn có làng nghề cá khô truyền thống. Cùng với các loại hình chế biến khác như lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô… nghề phơi cá khô truyền thống đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho lao động và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.

10/09/2014
Nghề Chè Làng Khuôn Nghề Chè Làng Khuôn

Sản phẩm chè khô của các hộ sản xuất, chế biến chè ở làng nghề chè Khuôn, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, đều được đại lý nhà anh Nguyễn Văn Thư và một số đại lý trong làng thu mua. Chính vì đầu ra ổn định nên nguồn thu nhập của người sản xuất và chế biến chè ở khu Khuôn luôn được đảm bảo.

22/10/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.