Sóc Trăng Thả 3 Triệu Con Tôm Sú Giống Xuống Sông Hậu
Ngày 01/4, tại UBND xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện và các đoàn thể tổ chức míttinh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhân Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (01/4). Sau buổi míttinh, các cán bộ ngành Nông nghiệp, lãnh đạo huyện và lực lượng đoàn viên thanh niên đã đến xã An Thạnh Nam thả 3 triệu con tôm sú giống xuống sông Hậu.
Theo ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận thức được tầm quan trọng của việc khai thác đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong những năm qua, Sở NN & PTNT đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền không xả nước thải từ ao nuôi tôm bị bệnh ra môi trường bên ngoài, vận động người dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên, tổ chức nhiều đợt vận động kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Nông nghiệp tham gia ủng hộ thả giống về môi trường tự nhiên, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản. Có thể nói, hoạt động thả giống về tự nhiên là một trong những hoạt động thiết thực nhằm kêu gọi mọi người nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn lơi thủy sản.
Ông Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung kêu gọi: "Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và nhân dân huyện nhà nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước; cùng chung tay tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng những hành động thiết thực: Không khai thác thủy, hải sản trái phép, hạn chế khai thác nghêu giống bằng cơ giới, vận động các tổ chức và cá nhân tham gia thả giống về tự nhiên góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản…"
Có thể bạn quan tâm
2 tháng trở lại đây ở Hồng Ngự (Đồng Tháp), cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg, hiện đang ở mức 37.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.
Cá tầm nhập lậu được “rửa” qua các trang trại trong nước, và có khoảng 10 đối tượng đầu nậu chuyên buôn thủy hải sản, cá tầm lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Đến ngày 23.2, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã phát hiện 4 ổ dịch tai xanh ở lợn tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hướng Hóa. Đã có trên 100 con lợn chết trong tổng số 633 con lợn bị mắc bệnh tai xanh.
Ở thôn Vinh Đức, xã Đức Minh (Đăk Mil, Đăk Nông) có anh Nguyễn Quốc Khánh thu nhập mỗi năm trên 2 tỷ đồng từ nuôi nhím.
Đi dọc theo con đường đất nhỏ, chúng tôi đến thăm gia đình chú Nguyễn Văn Ngói, ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng - điểm tham gia trình diễn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học.