Sóc Trăng Thả 3 Triệu Con Tôm Sú Giống Xuống Sông Hậu

Ngày 01/4, tại UBND xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND huyện và các đoàn thể tổ chức míttinh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhân Ngày truyền thống nghề cá Việt Nam (01/4). Sau buổi míttinh, các cán bộ ngành Nông nghiệp, lãnh đạo huyện và lực lượng đoàn viên thanh niên đã đến xã An Thạnh Nam thả 3 triệu con tôm sú giống xuống sông Hậu.
Theo ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận thức được tầm quan trọng của việc khai thác đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong những năm qua, Sở NN & PTNT đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền không xả nước thải từ ao nuôi tôm bị bệnh ra môi trường bên ngoài, vận động người dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên, tổ chức nhiều đợt vận động kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Nông nghiệp tham gia ủng hộ thả giống về môi trường tự nhiên, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản. Có thể nói, hoạt động thả giống về tự nhiên là một trong những hoạt động thiết thực nhằm kêu gọi mọi người nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn lơi thủy sản.
Ông Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung kêu gọi: "Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và nhân dân huyện nhà nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước; cùng chung tay tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng những hành động thiết thực: Không khai thác thủy, hải sản trái phép, hạn chế khai thác nghêu giống bằng cơ giới, vận động các tổ chức và cá nhân tham gia thả giống về tự nhiên góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản…"
Related news

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

Mô hình nuôi rắn ri tượng quy mô nhỏ được ông Cao Văn Hùng, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), áp dụng 3 năm, cho thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng/năm. Từ cách nuôi đơn giản, hiệu quả, ông đang mở rộng quy mô nuôi đối tượng này.

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.