Đài Loan tăng cường kiểm tra chè nhập khẩu từ Việt Nam

Từ tháng 2-2015 đến nay, mỗi tuần phía Đài Loan kiểm tra và đã phát hiện 1-4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu. Phía cơ quan quản lý Đài Loan cho biết sẽ mở rộng phạm vi kiểm tra, không chỉ với chè Việt Nam mà cả chè nhập khẩu từ tất cả các nước với mức độ kiểm tra 100% đối với các lô hàng nhập khẩu.
Đài Loan đang đề nghị Việt Nam tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất, kết hợp hướng dẫn nông dân trồng chè để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch. Phía Đài Loan hiện cũng đang chờ cơ quan quản lý chất lượng nông sản Việt Nam đưa ra văn bản chứng minh và trao đổi các biện pháp quản lý chất lượng mặt hàng này.
Theo thống kê của Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan, lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu của Đài Loan. Năm 2014, tỉ lệ chè đen không đạt tiêu chuẩn là 17%.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình khó khăn trong việc tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân ở ĐBSCL, TCty Lương thực Miền Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang khẩn trương triển khai hoặc chuẩn bị kế hoạch thu mua tạm trữ gần 3 triệu tấn quy gạo.

Cây trồng được cung cấp đầy đủ, cân đối và kịp thời những chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây có đủ sức khỏe đạt năng suất cao, phẩm chất tốt; duy trì và không ngừng làm tăng độ phì nhiêu (độ màu mỡ) của đất; đem lại lợi nhuận cao nhất và ổn định cho người sản xuất; phù hợp với tập quán trình độ và điều kiện sản xuất hiện tại.

Trong cuộc gặp gỡ đầu năm của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) diễn ra chiều 20-2 tại TP HCM, doanh nghiệp tập trung kiến nghị về ba vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh thủy sản hiện nay. Đó là thiếu nguồn giống chất lượng và sạch bệnh, thiếu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và hiện trạng không thể kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tổ chức hội thảo “Đánh giá khả năng áp dụng các tiêu chuẩn xã hội và môi trường đối với nuôi cá tra thương phẩm trong phạm vi các hộ nuôi quy mô nhỏ tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu và tham vấn ý kiến của các bên liên quan. Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan nghiên cứu như Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN và PTNT), Sở NN và PTNT tỉnh Đồng Tháp và An Giang và đại diện các tổ chức WWF, Oxfam Novib, Trung tâm Hợp tác quốc tế Hội Nghề cá Việt Nam (ICAFIS) đã tham dự.

Như NNVN đã thông tin, gần đây giá sắn (mì) giảm khiến không ít người trồng mì bị sốc. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần phải xem lại chất lượng tinh bột mì trong quá trình trồng và XK khoai mì khô nhằm tránh thiệt hại khi các DN Trung Quốc ép giá như hiện nay...