Sóc Trăng: Quản Lý Bệnh Đạo Ôn Vi Khuẩn Vụ Lúa Hè Thu

Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.
Do chủ động được nguồn nước tưới, nên vụ lúa hè thu này ở thị xã Ngã Năm được bà con gieo sạ sớm hơn các địa phương trong tỉnh. Hiện tại nhiều trà lúa đang giai đoạn bón phân thúc đợt 2. Tuy nhiên sau giai đoạn nắng nóng, vào thời điểm này, những cơn mưa đầu mùa bắt đầu làm cho ẩm độ không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn và vi khuẩn phát triển.
Ngoài yếu tố thời tiết ẩm độ cao làm cho ruộng lúa dễ phát sinh bệnh đạo ôn và vi khuẩn, thì việc bón phân và sử dụng thuốc trừ cỏ chưa hợp lý của một số nông dân đã làm cho bệnh nặng hơn.
Bệnh Đạo ôn có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến trỗ chín và có thể gây hại ở lá, cổ lá, cổ bông, gié và hạt lúa. Bệnh nặng làm thiệt hại diện tích lá lúa ảnh hưởng đến khả năng quang hợp tổng hợp các dưỡng chất nuôi thân, nhánh và sau này nuôi đòng tạo hạt.
Một số trường hợp bệnh đạo ôn trên lá kết hợp vi khuẩn tấn công dưới gốc gây chết bụi, nông dân phải phun xịt nhiều lần, hơn nữa khi ruộng bị nhiễm khuẩn bà con rất khó phân biệt nên việc phòng trị gặp nhiều khó khăn.
Một thực trạng hiện nay làm cho chi phí sản xuất tăng cao là nhiều nông dân thường phun thuốc định kỳ hoặc là chọn những loại thuốc rẻ tiền phun trước, sau đó khi bệnh xuất hiện nặng hơn mới dùng những loại thuốc tốt để phun, làm như vậy dễ dẫn tới dịch hại kháng thuốc và tăng số lần phun, làm cho chi phí sản xuất tăng cao.
Các nhà chuyên môn khuyến cáo khi lúa bị bệnh đạo ôn nông dân tuyệt đối không được cộng thuốc trừ bệnh đạo ôn với các loại phân bón lá để phun xịt, vì như vậy sẽ làm cho bệnh phát triển nhiều hơn và khó trị hơn.
Một giải pháp mà bà con có thể áp dụng cho lúa phục hồi nhanh là sản phẩm Comcat 150WP, đây là chất kích hoạt cho cây lúa phát triển, hệ thống rễ thân lá và giúp lúa hồi phục nhanh chóng. Giải pháp sử dụng Rocsai- physan được nông dân đồng bằng Sông Cửu Long áp dụng rộng rãi, giúp đồng ruộng tránh những áp lực bệnh đạo ôn và bệnh do vi khuẩn.
Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện sản phẩm phân bón lá nhưng ghi trên bao bì là có tác dụng ức chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Điều này ảnh hưởng đến người tiêu dùng và ảnh hưởng tới những sản phẩm có uy tín trên thị trường.
Khi mùa vụ gieo sạ lúa hè thu bắt đầu, thị trường vật tư nông nghiệp cũng trở nên sôi động, do đó việc tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông dược sẽ giúp nông dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên đối với bà con khi mua vật tư nông nghiệp cần chọn những sản phẩm có nguồn gốc, các sản phẩm có uy tín, nhằm tránh thiệt hại trong quá trình sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.