Sóc Trăng Dành 6 Tỉ Đồng Thực Hiện Dự Án Chăn Nuôi Bò Sữa
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2014, với kinh phí thực hiện hơn 6 tỉ đồng.
Kế hoạch có 6 hợp phần gồm: cải thiện và phát triển đàn bò sữa; đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến; tăng cường công tác thú y, kiểm soát dịch bệnh trên đàn bò sữa; công tác quản lý, đánh giá di truyền giống bò sữa theo phương pháp tiên tiến và xây dựng đàn hạt nhân mở; quản lý, giám sát đánh giá dự án.
Mục tiêu của Dự án nhằm tăng đàn bò sữa từ 4.700 con lên 6.000 con; năng suất sữa đạt 3.900 kg/con/chu kỳ và sản lượng sữa tươi đến năm 2014 đạt 8.000 tấn/năm; tăng diện tích đồng cỏ để đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh cho bò sữa đạt diện tích đồng cỏ 300 ha; giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động nông thôn.
Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 2.000 hộ nuôi bò sữa, trong đó chủ yếu là đồng bào Khmer. Khi dự án triển khai thực hiện sẽ khắc phục được các nhược điểm đang tồn tại trong công tác chăn nuôi bò như: hạn chế dịch bệnh, chăn nuôi theo phương pháp khoa học, hạ giá thành chăn nuôi, nâng cao sản lượng và chất lượng sữa.
Có thể bạn quan tâm
“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.
Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.
Tuy là chủ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại nhưng công việc thường xuyên của ông Mai Thăng Long là gặp gỡ nông dân, làm việc ngay tại các ruộng lúa. Hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại Thái Ninh Địa Long (TP.Biên Hòa) của ông Long đang đầu tư cho nông dân xây dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa sạch cho bà con với giá cao hơn thị trường.
Cùng với việc coi trọng công tác tuyên truyền bảo vệ, bổ sung nguồn lợi thủy sản, các địa phương và cơ sở sản xuất đã tăng cường các biện pháp cải tạo ao nuôi, sửa chữa lồng, bè, thuyền và thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh thủy sản ổn định. Hiện tại, toàn tỉnh có 1.450 thuyền các loại hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và có 4.700 lao động làm nghề thủy sản.