Sóc Trăng cứu giá ổi
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết, chương trình “Đồng hành cùng nông dân” do các bạn trẻ tại TP HCM triển khai sẽ giúp tiêu thụ khoảng 10 tấn ổi của bà con nông dân tại đây. Trước đó, chương trình này cũng đã giúp tiêu thụ hành tây Đà Lạt khi giá xuống thấp.
“Giá ổi sẽ được thu mua mỗi kg là 2.000 đồng, cao hơn mức 400 - 500 đồng một kg mà thương lái đưa ra. Tuy nhiên, với mức giá như trên thì người trồng ổi vẫn lỗ”, một cán bộ Phòng nông nghiệp huyện cho biết.
Ông Lữ Văn Tình, hộ trồng ổi lâu năm ở huyện Kế Sách cho biết: “Để có được một kg ổi thương thẩm, nông dân chúng tôi phải mất 3.000 - 4.000 đồng chi phí đầu tư. Lúc biết được thông tin ổi sẽ được giải cứu, chúng tôi rất mừng nhưng vẫn lo vì các khoản nợ vật tư nông nghiệp đã gần đến ngày phải trả”.
Theo ngành chức năng huyện Kế Sách, 10 tấn ổi được thu mua sẽ được vận chuyển lên TP HCM và phân bổ đến các điểm bán nằm trong chương trình “Đồng hành cùng nông dân”.
Phong trào trồng ổi ở huyện Kế Sách phát triển khoảng 10 năm nay, những năm đầu giá khá cao, có lúc đến 13.000-14.000 đồng một kg. Tuy nhiên mức giá này giảm dần khi diện tích tăng lên khoảng 1.000ha.
Cùng kỳ năm trước, giá ổi thấp nhất cũng được khoảng 2.000 đồng một kg, còn nay với mức giá này, mỗi tấn ổi chỉ bán được khoảng 400.000 - 500.000 đồng, trong khi đó chi phí thuê người thu hoạch đã lên đến gần 200.000 đồng mỗi người một ngày công, chưa kể tiền phân thuốc, công cán, tiền bọc xốp quả… khiến nhiều nông dân bỏ mặc ổi rụng đầy vườn không thu hoạch. Hiện tại, một số hộ đã bắt đầu chặt bỏ loại cây này để trồng cây ăn trái khác.
Related news
Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.
Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.
Trong không khí rộn ràng đón mừng xuân mới Ất Mùi, với nhiều câu chuyện vui buồn trong sản xuất - đời sống năm qua, bà con nông dân sẽ không quên bàn luận nhiều vấn đề về nuôi trồng thủy sản và mơ ước có được những vụ tôm nuôi thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao trong năm 2015.