Sò Huyết Trúng Mùa Được Giá
Xã ven biển Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ngư dân thả nuôi sò hơn 800 ha, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Sò loại 100 - 110 con/kg hiện nay giá bán tại bãi nuôi trên dưới 45.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 12.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Thương lái thu mua sò huyết thương phẩm cung cấp cho những thị trường lớn trong nước như: thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu.
Theo các ngư dân nuôi sò huyết, sau 8 - 12 tháng thả nuôi, sò cho thu hoạch. Vụ nuôi sò năm nay thời tiết, môi trường, nguồn nước khá thuận lợi, con giống tự nhiên xuất hiện nhiều nên giảm đáng kể chi phí mua sò giống thả bổ sung. Ngư dân Hai Dã ở ấp Sáu Biển, xã Nam Thái nuôi 60 ha sò huyết, với tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng, hiện thu hoạch gần 50% diện tích, năng suất sò huyết bình quân 1,2 - 1,5 tấn/ha, thu về hơn 1,7 tỉ đồng. Ông Hai Dã cho biết: Vụ thu hoạch sò năm nay, gia đình ông cầm chắc lợi nhuận 1 tỉ đồng sau khi trừ chi phí sản xuất.
Tỉnh Kiên Giang có diện tích đang nuôi sò huyết khoảng 4.000 ha, tập trung ở vùng ven biển bãi bồi hai huyện An Biên và An Minh. Hiện nay, ngư dân 2 huyện này vào mùa thu hoạch sò huyết với niềm vui trúng mùa, được giá. Tuy nhiên, nghề nuôi sò ở đây chưa thật sự ổn định và bền vững. Có năm trúng mùa, được giá nhưng cũng có năm thất bại, thua lỗ do nguồn nước ô nhiễm, nguồn sò giống ngoài tự nhiên suy kiệt do khai thác vô tội vạ, giá sò thương phẩm trên thị trường giảm thấp…
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện mỗi ngày có khoảng 20 - 30 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Trong đó, cá được nhập lậu chủ yếu qua các cửa ngõ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh.
Theo Sở NN và PTNT Đồng Tháp, lũy kế diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm đến 5/7/2013 là 1.429,56 ha, bằng 71,48% kế hoạch năm và tăng 143,33 ha so với cùng kỳ năm trước. Đồng Tháp đã thu hoạch 526,22 ha với sản lượng 189.184 tấn. Tổng số lượng cá giống thả là 339,90 triệu con. Diện tích đang nuôi là 903,34 ha, diện tích treo ao là 40,7 ha.
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong 2 năm qua, từ nguồn vốn của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), người dân trong tỉnh còn được cấp miễn phí giống cà phê để “trẻ hóa” vườn cây. Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát cho thấy, công tác này đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, nơi mà việc triển khai còn mang tính hình thức đại trà, chiếu lệ.
Hội Nông dân xã Bình Phú (Châu Phú - An Giang) cho biết, vụ hè thu năm nay, xã Bình Phú có 27 hộ trồng lúa Nhật, với tổng diện tích trên 120 héc-ta, đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/héc-ta. Toàn bộ sản phẩm được Công ty TNHH Angimex - Kitoku mua với giá 8.400 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 35 triệu đồng/héc-ta.
Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.