Sinh Vật Lạ Làm Cá Nuôi Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang
Sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, vẫn chưa xác định được sinh vật lạ bám quanh các lồng bè nuôi cá trên biển và chúng tiết ra độc tố gì mà làm cho cá nuôi trong lồng bị chết hàng loạt.
Theo nhiều ngư dân nuôi cá lồng bè ở các xã đảo Hòn Tre, Lại Sơn, Nam Du, An Sơn (huyện Kiên Hải), sinh vật lạ này bắt đầu xuất hiện từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, chúng to bằng ngón tay, dài khoảng 10 - 15 cm, trên người có rất nhiều nhớt.
Chúng không ký sinh vào cá mà chỉ bám quanh các lồng bè với mật độ dày đặc và chỉ xuất hiện vào ban đêm, đến khi mặt trời lên cao là biến mất. Không hiểu chúng tiết ra chất gì mà làm cho cá bị mờ mắt, yếu dần rồi chết.
“Sinh vật lạ có rất nhiều nhớt, có thể khi chúng xuất hiện với mật độ dày đặc đã làm cho hàm lượng ôxy hòa tan trong nước giảm mạnh, gây chết cá”, ông Thanh đặt nghi vấn.
Ước tính, toàn huyện Kiên Hải đã có hàng chục ngàn con cá mú và cá bóp của ngư dân nuôi bị chết, thiệt hại lên đến vài hàng tỷ đồng.
Chỉ riêng xã Nam Du đã có trên 13.000 con cá nuôi lồng bè bi sinh vật lạ gây hại.
Chi cục Thú y Kiên Giang đã lấy mẫu sinh vật lạ gửi Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 và Đại học Cần Thơ xét nghiệm, tìm độc tố gây chết cá nhưng chưa có kết quả.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi dế ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà cho thu nhập khá cao so với nhiều nghề khác. Chỉ cần cho dế ăn sạch, ở sạch và uống sạch.
Theo lời giới thiệu của Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, chúng tôi đến gia đình anh Triệu Văn Hoan ở xóm Cốc Lùng, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa - nơi đang triển khai mô hình nuôi gà đồi cho hiệu quả cao.
Ngày 7-5, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt, thông qua dự án “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học gắn với xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”. Dự án do Phó Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Nguyễn Hoàng Chiến làm chủ nhiệm.
Nắm bắt cơ hội, mạnh dạn chuyển đổi, ông Đặng Văn Thể (Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã từ bỏ hơn 300 thùng ong mật nội chuyển hướng sang nuôi ong mật ngoại cho thu nhập gấp nhiều lần.
Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.