Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015

Sáng ngày 29/01/2015 tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp trong sản xuất và quản lý nhầm nâng cao chất lượng giống cá tra”.
Đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý, chi cuc thủy sản, trung tâm giống cùng đông đảo chủ cơ sở sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL đã tham gia hội nghị.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014, vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, trên 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250ha, sản lượng sản xuất được hơn 2,0 tỷ con cá giống. Ngoài ra, tính đến nay, tổng số cá tra bố mẹ chất lượng cao do viện II cung cấp cho các tỉnh đạt 105.423 con tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao lên đến 22%, một số địa phương tỷ lệ thất thoát cao như Vĩnh Long, An Giang.
Mặc dù đã đáp ứng được về số lượng nhưng chất lượng con giống cá tra cá xu hướng suy giảm. Theo đó, việc sản xuất và cung ứng giống cá tra phần lớn do người dân phát triển tự phát, qui mô nhỏ, chất lượng con giống ngày càng suy giảm với những biểu hiện như tỷ lệ dị hình cao, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh đặc biệt là tỷ lệ sống trong ương dưỡng khá thấp, tỷ lệ ương từ cá bột lên cá hương chỉ đạt 20 - 24% và từ cá hương lên cá giống trung bình chỉ 21%.
Lý giải nguyên nhân chất lượng con giống cá tra lao dốc như hiện nay, các đại biểu đều cho rằng, do giá bán cá tra giống quá thấp, thậm chí không tiêu thụ được nên chủ các cơ sở sản xuất giống không đủ khả năng hoặc rất lơ là trong đầu tư nuôi vỗ đàn cá bố mẹ.
Hiện tại, giá cá tra bột chỉ đạt khoảng 1 đồng/con, thậm chí nhiều thời điểm giá cá bột chỉ có 0,3 đồng/con. Chính vì vậy, dù đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt nhưng quy trình nuôi vỗ không đảm bảo kỹ thuật thì con giống vẫn không thể đảm bảo được chất lượng.
Ngoài ra, do chạy theo lợi nhuận nên nhiều cơ sở chưa quan tâm cũng như không tuân thủ đúng qui trình sản xuất giống như cho sinh sản nhiều lần trong năm, lạm dụng kích dục tố, kích thước tham gia sinh sản chưa đạt yêu cầu….
Chính vì thế, để cải thiện chất lượng cá tra giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống với 2 tỷ con trong năm 2015, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu cải thiện chất lượng di truyền đàn cá bố mẹ, Tổng cục Thủy sản cùng các cơ quan quản lý địa phương sẽ siết chặt công tác quản lý các cơ sở sản xuất giống.
Theo ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản “Năm 2015, ngành sẽ thực hiện việc đánh giá phân loại điều kiện sản xuất kinh doanh theo Thông thư 45 và kiểm tra chất lượng giống cá tra theo Thông tư 26, kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đáp ứng được các điều kiện sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt các nội dung của Quy chế quản lý cá tra bố mẹ trong chọn giống”.
Có thể bạn quan tâm

Khi TPP được ký kết, các nước có nền nông nghiệp mạnh, nhất là trong chăn nuôi gia súc lớn như Mỹ, Úc có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường chăn nuôi Việt Nam. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất dễ bị các doanh nghiệp sản xuất bỏ rơi để quay sang nhập nguồn ngoại giá rẻ.
Gần đây dư luận đã phản ánh nhiều về việc Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh đã vô hình gây nên tình trạng “ngăn sông cấm chợ” và có dấu hiệu bất thường trong định hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng xấu tới sản xuất, kinh doanh của người dân…

Các doanh nghiệp cho rằng việc Mỹ giảm thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam sẽ hầu như không có tác động đến tình hình xuất khẩu hiện tại.

Sau những lần trắng tay với cây điều, cuối cùng ông Vũ Văn Nghĩa, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) không những vươn lên thành tỷ phú mà còn giúp 100 lao động địa phương có công ăn việc làm, cũng nhờ cây điều.
Dù hiện tại không vào vụ thu hoạch rộ tôm nhưng giá tôm càng xanh tại Tam Nông thương lái thu mua giảm khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với năm trước.