Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015

Sáng ngày 29/01/2015 tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp trong sản xuất và quản lý nhầm nâng cao chất lượng giống cá tra”.
Đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý, chi cuc thủy sản, trung tâm giống cùng đông đảo chủ cơ sở sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL đã tham gia hội nghị.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014, vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, trên 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250ha, sản lượng sản xuất được hơn 2,0 tỷ con cá giống. Ngoài ra, tính đến nay, tổng số cá tra bố mẹ chất lượng cao do viện II cung cấp cho các tỉnh đạt 105.423 con tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao lên đến 22%, một số địa phương tỷ lệ thất thoát cao như Vĩnh Long, An Giang.
Mặc dù đã đáp ứng được về số lượng nhưng chất lượng con giống cá tra cá xu hướng suy giảm. Theo đó, việc sản xuất và cung ứng giống cá tra phần lớn do người dân phát triển tự phát, qui mô nhỏ, chất lượng con giống ngày càng suy giảm với những biểu hiện như tỷ lệ dị hình cao, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh đặc biệt là tỷ lệ sống trong ương dưỡng khá thấp, tỷ lệ ương từ cá bột lên cá hương chỉ đạt 20 - 24% và từ cá hương lên cá giống trung bình chỉ 21%.
Lý giải nguyên nhân chất lượng con giống cá tra lao dốc như hiện nay, các đại biểu đều cho rằng, do giá bán cá tra giống quá thấp, thậm chí không tiêu thụ được nên chủ các cơ sở sản xuất giống không đủ khả năng hoặc rất lơ là trong đầu tư nuôi vỗ đàn cá bố mẹ.
Hiện tại, giá cá tra bột chỉ đạt khoảng 1 đồng/con, thậm chí nhiều thời điểm giá cá bột chỉ có 0,3 đồng/con. Chính vì vậy, dù đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt nhưng quy trình nuôi vỗ không đảm bảo kỹ thuật thì con giống vẫn không thể đảm bảo được chất lượng.
Ngoài ra, do chạy theo lợi nhuận nên nhiều cơ sở chưa quan tâm cũng như không tuân thủ đúng qui trình sản xuất giống như cho sinh sản nhiều lần trong năm, lạm dụng kích dục tố, kích thước tham gia sinh sản chưa đạt yêu cầu….
Chính vì thế, để cải thiện chất lượng cá tra giống nhằm đáp ứng nhu cầu con giống với 2 tỷ con trong năm 2015, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu cải thiện chất lượng di truyền đàn cá bố mẹ, Tổng cục Thủy sản cùng các cơ quan quản lý địa phương sẽ siết chặt công tác quản lý các cơ sở sản xuất giống.
Theo ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản “Năm 2015, ngành sẽ thực hiện việc đánh giá phân loại điều kiện sản xuất kinh doanh theo Thông thư 45 và kiểm tra chất lượng giống cá tra theo Thông tư 26, kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đáp ứng được các điều kiện sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt các nội dung của Quy chế quản lý cá tra bố mẹ trong chọn giống”.
Related news

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô - Đắk Nông) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.

Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10.000 đồng/kg, từ 87.000 đồng lên 97.000 đồng/kg loại 100 con/kg tại ao. Dự báo xu hướng giá tôm thẻ chân trắng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do sản lượng tôm năm nay của Thái Lan không đạt như kỳ vọng, trong khi nhu cầu thị trường mỗi ngày một tăng.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách nuôi nghêu đối với bà con ở khu vực phía Nam. Theo chuyên gia, nuôi nghêu giỏi có thể giúp nông dân thu bạc tỷ.

Sử dụng quỹ đất công, giao cho các tổ chức đoàn thể tăng gia sản xuất để gây quỹ rồi cho chính các hội viên của mình vay để xóa đói giảm nghèo - một cách làm hay của xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, Gia Lai).