Sầu Riêng Rớt Giá, Măng Cụt Bị Rụng Trái Non

Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết: Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng đại trà. Năm nay, sầu riêng trên địa bàn huyện được mùa hơn mọi năm, nhưng chín muộn nên giá thấp hơn các năm trước.
Hiện, các giống sầu riêng chất lượng cao được các thương lái mua tại vườn với giá từ 15 - 19 ngàn đồng/kg, giảm 3 - 4 ngàn đồng/kg so với năm 2013. Trong khi đó, các giống sầu riêng cũ chỉ có giá từ 6 - 8 ngàn đồng/kg, giảm 2 - 3 ngàn đồng/kg. Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện Đạ Huoai có hơn 1.850ha sầu riêng; trong đó, có khoảng 1.070ha đã cho thu hoạch. Dự kiến, sản lượng sầu riêng năm nay của toàn huyện Đạ Huoai đạt khoảng 8.400 tấn.
Còn cây măng cụt có hiện tượng bị rụng trái non. Ông Võ Văn Hoanh, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, cho biết: “Qua kiểm tra ở 2 xã Đạ M’ri và Hà Lâm cho thấy, nguyên nhân măng cụt bị rụng là do mưa nhiều, nấm phát triển dẫn đến làm thối cuống.
Để phòng ngừa hiện tượng rụng trái non, bà con nông dân nên sử dụng phân bón Kali Bo (dạng sữa) để phun, xịt lên cây. Đối với trái bị nứt trước khi chín, bà con dùng phân bón Canxi Bo (dạng sữa) để phòng ngừa. Ngoài ra, bà con cần vệ sinh vườn để phòng chống nấm bệnh lây lan”.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.

Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).