Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Hoằng Hóa
Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.
Theo ông Hùng, bình quân mỗi lứa lợn nái sinh sản 10 - 15 con, chăm sóc khoảng 2 tháng, mỗi một con lợn con sẽ bán được khoảng 800 nghìn đồng nên nguồn thu nhập không nhỏ. Do có nguồn gốc ngoài tự nhiên, sức đề kháng cao nên hầu như giống lợn này không bị mắc các dịch bệnh nguy hiểm như lợn thường.
Ngay từ những ngày đầu mới làm quen với con lợn rừng, ông Hùng đã khăn gói đến hầu hết trại nuôi lợn của khu vực phía Bắc để học hỏi kinh nghiệm, khi đã có được vốn hiểu biết nhất định, ông mới mạnh dạn đầu tư vốn để chăn nuôi đối tượng này. Ông Hùng cho biết: Nuôi lợn rừng không quá khó, chuồng trại đơn giản, thức ăn như nuôi lợn nhà và bổ sung thêm các loại rau củ, quả, ngô, khoai, sắn… sẵn có của nhà nông, trong qúa trình nuôi có thể bổ sung thêm các chất đạm, một lượng muối nhất định vào thức ăn cho lợn. Nguồn nước cho lợn uống phải là nước sạch để tránh cho lợn bị nhiễm bệnh.
Sản phẩm thịt của chúng đạt chất lượng cao, tỉ lệ nạc nhiều và ngon nên tiêu thụ rất nhanh. Theo tính toán, bình quân một con lợn nái mỗi năm cho khoảng 3 lứa, mỗi lứa thu nhập hơn 15 triệu đồng.
Nói đến lợn rừng nhiều người vẫn nghĩ đó chỉ là một giống lợn có hình dáng và đặc tính giống nhau. Tuy nhiên theo ông Hùng có rất nhiều loại lợn rừng khác nhau như lợn Lào, lợn Thái Lan và lợn Việt Nam. Riêng đối với lợn rừng Việt Nam hiện nay giá bán trên thị trường cao gấp 3 lần so với giống loài khác do chất lượng thịt và giống ổn định, việc thuần hóa và cho sinh sản thành công đối với lợn rừng Việt Nam là điều không dễ đối với các trang trại sản xuất giống, mặc dù mới vào nghề nhưng ông Hùng đã có trong tay vài ba cặp lợn rừng Việt Nam đã được thuần hoá; mỗi năm đẻ hàng chục lứa. Đây là một thành công lớn đối với trại lợn rừng này.
Theo ông Hùng: Muốn nuôi được lợn rừng trước hết cần phải chọn giống tốt, chọn giống cần hội đủ các yếu tố:Dáng cao, bụng thon, lông mượt, mỏ thẳng, phần trên móng lợn phải có vòng khoan… Tiếp theo cần phải xây dựng chuồng trại đúng quy chuẩn, chuồng nuôi lợn cần có bóng mát, có chỗ cho lợn nghỉ nghơi và nhất là phải tạo được không gian để lợn rừng đào dủi, cũng giống như lợn ta, lợn rừng rất thích tắm mát do đó về mùa nắng nóng cần bơm nước rửa chuồng và cung cấp lượng nước cần thiết để lợn phát triển, khi mới mua giống về việc thuần hoá để lợn giống làm quen với môi trường mới là rất quan trọng vì ở giai đoạn này nếu không làm tốt lợn rất dễ mắc bệnh.
Với điều kiện tự nhiên khá phù hợp với mô hình nuôi lợn rừng hứa hẹn sẽ là một hướng phát triển kinh tế mới của người dân. Tuy nhiên, mức đầu tư ban đầu cho mô hình này không phải thấp. Hiện nay có rất nhiều hộ đã và đang đầu tư phát triển nghề nuôi lợn rừng, đây là giống nuôi có những đặc tính sinh học riêng biệt, với bản chất hoang dã nếu người nuôi không nắm bắt và xử lý kịp thời sẽ thất bại.
Chính vì thế, để làm giàu, phát triển bền vững thì không có nhiều hộ nông dân làm được. Muốn thoát nghèo bền vững cần lựa chọn hướng đi đúng, phù hợp, dám đầu tư và chịu khó học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cách làm của ông Hùng có thể xem là thành công trong việc đưa con lợn rừng trở thành con nuôi đặc sản hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.
Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.
Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...
Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.