Sáng dần bức tranh nông thôn mới
Lan tỏa phong trào lớn
Chung tay xây dựng NTM, các cấp ủy và chính quyền từ tỉnh đến xã đã kịp thời ban hành các nghị quyết, quyết định quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện.
Cùng với đó, bộ máy quản lý thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ cấp tỉnh đến xã sớm được thành lập và kiện toàn.
Ban chỉ đạo xây dựng NTM đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM cho cán bộ có liên quan từ tỉnh đến xã.
Các hội, đoàn thể bằng nhiều hình thức đã tổ chức tuyên truyền, phát động, tạo nên phong trào thi đua rộng khắp trong cán bộ, hội viên và nhân dân về chung sức xây dựng NTM.
Các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh đã kịp thời tuyên truyền, phản ánh các sự kiện thời sự, các điển hình tiên tiến của tỉnh về xây dựng NTM.
Xã Bình Dương (Bình Sơn) - xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh.
Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, nhưng các cấp đã cân đối, bố trí vốn cho thực hiện chương trình.
Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã phân bổ nguồn lực từ ngân sách nhà nước thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là 2.327 tỷ đồng, trong đó Chương trình NTM là 859 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn này, các địa phương tập trung đầu tư cho giao thông, thủy lợi; đồng thời đầu tư cho các tiêu chí về y tế, trường học, chợ nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và xây dựng, nâng cấp trụ sở.
Ngoài ra, các địa phương còn nỗ lực huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhân dân và bà con xa quê cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Số xã đạt chuẩn NTM mới đạt 8%
Trên bình diện chung, kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh vẫn còn đạt thấp.
Số xã đạt chuẩn NTM hiện mới chiếm khoảng 8%, thấp hơn so với bình quân chung của cả nước.
Mặt khác, trong các nội dung xây dựng NTM chỉ mới tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, còn các nội dung quan trọng khác như phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và các nội dung về văn hóa, xã hội, môi trường ít được quan tâm thực hiện và chậm có sự chuyển biến.
Ngoài ra, phong trào chung sức xây dựng NTM không đều giữa các vùng trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.
Sáng lên bức tranh nông thôn mới
Trong điều kiện nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, nên đến cuối năm 2014, toàn tỉnh mới chỉ có xã Bình Dương (Bình Sơn) được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.
Bước sang năm 2015, nhờ có sự tập trung chỉ đạo của tỉnh và các cấp, ngành, địa phương nỗ lực phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở các xã điểm nên đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có 10 xã đạt chuẩn NTM.
Tiếp sau xã Bình Dương là Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) và mới đây có thêm 8 xã: Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), Hành Thuận, Hành Thịnh, Hành Minh (Nghĩa Hành), Tịnh Châu, Tịnh Khê (TP.
Quảng Ngãi), Đức Lân (Mộ Đức), Phổ Vinh (Đức Phổ) đã chạm đích NTM.
Dự kiến đến cuối năm nay sẽ có thêm các xã Đức Nhuận (Mộ Đức), Tịnh Trà (Sơn Tịnh), Bình Trung, Bình Thới (Bình Sơn) về đích NTM.
Vươn lên đạt chuẩn xã NTM, bức tranh nông thôn ở những nơi này sáng lên với nhiều gam màu mới.
Đặc biệt, hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng và các mô hình sản xuất được đầu tư phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhiều công trình văn hóa, y tế, giáo dục và phúc lợi công cộng được đầu tư vào nông thôn đã góp phần làm cho đời sống của người dân ở nhiều miền quê thêm khởi sắc.
Qua đó, tạo được sự đồng thuận của người dân trong việc chung tay xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng ở các địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.
Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.
Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn toàn tỉnh mới gieo trồng được 10.419 ha/31.594 ha các loại cây trồng vụ thu đông, đạt 33% so với kế hoạch đề ra.
Theo ông Trung, để giúp nông dân canh tác đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, nhất là thị trường khó tính như Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật tập trung hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương, nông dân ở các vùng chuyên canh trồng vải và nhãn về chăm sóc và kỹ thuật.
Trạm Thú y thành phố còn cấp phát thuốc Benkocid cho lực lượng thú y cơ sở tiến hành phun thuốc tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại, khu vực giết mổ... Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố không có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra.