Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai)

Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai)
Ngày đăng: 10/11/2012

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

Hiện nay, ở Xuân Đông đang bước vào cuối vụ thu hoạch bí đỏ, giá bí cũng đã nhích lên được thêm vài trăm đồng/kg. Thế nhưng, nhiều người dân không khỏi tiếc ngẩn ngơ khi nhìn ruộng bí chín vàng mà không thu hoạch được do bí bị thối, giá thấp, bán hết chỉ đủ tiền vốn đầu tư.

* Rớt giá

Trên con đường chính vào cánh đồng chuồng bò ở ấp Cọ Dầu, thỉnh thoảng lại xuất hiện những bao bí được chất cao như bức tường thành gần bằng đầu người đang chờ thương lái đến mua. Loại bí đẹp bán tại ruộng hiện có giá 2.500 đồng/kg, còn bí dạt là 1.500 đồng/kg. Chị Lê Thị Hồng, chủ một ruộng bí gần 1 hécta cho biết, giá bí hiện tại đã cao hơn giữa mùa thu hoạch 500 đồng/kg. Chị Hồng nói: “Bí đẹp đầu vụ năm nay được gần 4 ngàn đồng/kg rồi giảm dần, lúc thấp nhất chỉ còn 2 ngàn đồng/kg. Loại bí dạt xuống thấp nhất chỉ có 1.200 đồng/kg. Năm nay trồng bí tính ra hòa vốn, không có lãi”.

So với năm ngoái thì giá bí năm nay ở Xuân Đông chưa bằng một nửa. Giá đầu vụ của năm ngoái lên đến 8 ngàn đồng/kg, khi thấp nhất cũng ở mức 3 ngàn đồng/kg.

* Thêm mất mùa

Năm nay thời tiết không ủng hộ cho cây bí nên mức chi phí đầu tư cao hơn so với mọi năm. Tính ra, mỗi sào bí người trồng phải bỏ ra 2 triệu đồng tiền vốn. “Trời mưa nhiều vào thời điểm bí đang trổ bông làm không đậu trái, tôi phải bón thêm một đợt phân nữa và xịt thuốc kích thích cho dây bí phát triển để lấy đợt bông sau. Đến khi trái lớn gần vào thu hoạch lại gặp mưa dầm suốt mấy ngày làm cho trái bí thối. Hơn một hécta bí của tôi mọi năm vẫn thu được từ 20 - 22 tấn mỗi vụ, nhưng năm nay chỉ thu được 14 tấn. Nhìn trái bí thấy chín vàng như vậy nhưng bên dưới lại thối”, ông Nguyễn Văn Sơn, một nông dân ở ấp Thoại Hương cho hay.

Ruộng bí 8 sào của bà Nguyễn Thị Vân ở đây khá trũng nên lượng bí bị thối do mưa lên đến hơn một nửa. Nhiều nông dân trồng bí ở đây cho biết, năng suất bí vụ này chỉ đạt khoảng 60%.

Ông Lê Văn Tham, cán bộ nông nghiệp xã cho biết, ưu điểm của cây bí là chỉ hơn 2 tháng thu hoạch nên các chân ruộng cao không lo bị hạn cuối vụ. Nhiều năm nay xã Xuân Đông đã hình thành 3 vùng trồng chuyên canh cây bí vào vụ hai (hè thu) ở các ấp Thoại Hương, Cọ Dầu và Láng Me. Năm 2011, giá bí đỏ lên cao người trồng bí có lãi nhiều và sang năm nay diện tích bí đã tăng lên gấp đôi từ 500 hécta lên gần 1 ngàn hécta. Vụ bí này giá thấp và mưa nhiều khiến người trồng bí lãi rất ít, những hộ có lượng bí bị hư nhiều lại bán vào lúc giá thấp là không có lãi.


Có thể bạn quan tâm

Nên nghiệp lớn, thu trăm triệu mỗi năm nhờ… con cua Nên nghiệp lớn, thu trăm triệu mỗi năm nhờ… con cua

Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.

15/06/2016
Nuôi trâu làm nên cơ nghiệp Nuôi trâu làm nên cơ nghiệp

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

16/06/2016
Làng thoát nghèo nhờ nuôi dê Làng thoát nghèo nhờ nuôi dê

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.

17/06/2016
Mô hình trồng chuối tây thu trăm triệu đồng ở xã Kim Bình Mô hình trồng chuối tây thu trăm triệu đồng ở xã Kim Bình

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

22/06/2016
Nuôi gà Phùng thu lãi 500 triệu/ năm Nuôi gà Phùng thu lãi 500 triệu/ năm

Là người tiên phong chăn nuôi giống gà Phùng tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Phạm Thị Hoan, xóm Tân Đông, Đồng Văn, Tân Kỳ (Nghệ An) thu lãi hơn gần 500 triệu đồng.

24/06/2016