Sản xuất muối công nghiệp giải bài toán chất lượng
Cần nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch
Tập trung sản xuất muối chất lượng cao
Sản xuất muối nước ta hiện nay chủ yếu theo phương pháp thủ công, quy mô sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Do ít áp dụng khoa học công nghệ, nên năng suất lao động nghề muối của Việt Nam thấp, mỗi ha sản xuất muối cần đến 30 người, trong khi ở các nước 1 ha cần chưa đến 1 người.
Về chất lượng, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối cho rằng, nếu thanh lọc tốt, muối Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng trong công nghiệp.
Gần đây, một số mô hình sản xuất muối sạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN &PTNT) triển khai tại Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu… và đã cho ra được sản phẩm muối đạt chất lượng cao.
Một số lô hàng muối sạch đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan…
Thực tế trên chứng minh: Nếu được đầu tư công nghệ thì sản xuất muối trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước, hướng tới xuất khẩu muối bền vững.
Theo Đề án tái cơ cấu ngành muối của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, tổng diện tích muối ổn định 14.500 ha, sản lượng 2 triệu tấn. Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp là 8.000 ha, sản lượng muối công nghiệp đạt 1,3 triệu tấn (chiếm 65,5%).
Thực hiện đề án này, nhà nước sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi đồng muối của dân; áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị gia tăng ít nhất 20%; xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất muối sạch bền vững.
Đặc biệt, hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và diêm dân đã được đề cập như: Miễn giảm thuế, hỗ trợ đất đai…
Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư
Ông Lưu Hoàng Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Hóa chất - chia sẻ:
Doanh nghiệp sử dụng muối công nghiệp luôn mong muốn có nguồn cung muối ổn định về số lượng và chất lượng từ thị trường trong nước, hạn chế nhập khẩu. Để giải quyết vấn đề này cần có sự can thiệp của nhà nước.
Khi nhà nước hỗ trợ, khuyến khích đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị đồng bộ tạo sản phẩm muối có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp hóa chất thì nhập khẩu sẽ giảm đáng kể.
Nhiều chuyên gia trong ngành muối cũng cho rằng, đầu tư khoa học công nghệ vào nghề muối, nhất thiết phải có đầu tư của nhà nước.
Nhà nước không hỗ trợ các nhà khoa học, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, đầu tư cho diêm dân, thì khó giải quyết tận gốc câu chuyện thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Văn Đấu - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Muối Đông Hải - bổ sung: Doanh nghiệp và diêm dân phải cùng đầu tư, cơ giới hóa khâu thu hoạch để sản xuất muối sạch, đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, một tin vui cho ngành muối là Dự án khai thác và chế biến muối mỏ kali tại Lào đã chính thức khởi công ngày 13/9/2015.
Không chỉ giúp tiết kiệm ngoại tệ, việc triển khai dự án còn góp phần giải quyết cuộc “khủng hoảng” thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp và muối chất lượng cao hiện nay của Việt Nam.
Đến năm 2020, tổng diện tích muối ổn định 14.500 ha, sản lượng 2 triệu tấn. Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp là 8.000 ha, sản lượng muối công nghiệp đạt 1,3 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.
Để nâng cao năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế hộ gia đình, đặc biệt tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước đã tổ chức lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà” tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành.
Những năm qua, anh Nguyễn Văn Triết (sinh năm 1975), ngụ ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, đem lại thu nhập trên 220 triệu đồng/năm.
Trước đây, việc chăn nuôi dê ở thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Để hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, từ cuối năm 2012, 13 gia đình ở đây đã tập hợp thành “Nhóm cùng sở thích chăn nuôi dê” với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vươn lên XĐGN.
Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình trang trại nuôi heo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo nái của ông Phạm Văn Ân ở ấp Mỹ Phú, xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, Sóc Trăng là một điển hình.